Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Năm 2023 vừa qua, lần đầu tiên những chú chó nghiệp vụ của Việt Nam đã xuất quân tham gia làm nhiệm vụ quốc tế, tìm kiếm cứu hộ nạn nhân động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.
Còn ở trong nước, lực lượng “cảnh khuyển” là những chiến binh thầm lặng của công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trong điều kiện phức tạp do thiên tai, mưa lũ, sạt lở…Với sự mạnh mẽ, dũng cảm và khả năng nhạy bén, những chú chó đã đóng góp rất lớn mang lại nhiều chiến công.
Cùng đến với quá trình tập luyện gian khổ, những khó khăn trong khi làm nhiệm vụ và những câu chuyện xung quanh những “người lính” đặc biệt này.
Chúng tôi tới thăm thao trường của Trung tâm Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an vào một ngày cuối tháng 12. Lúc này thời tiết khá lạnh, không mưa, rất thuận lợi cho các hoạt động huấn luyện.
Trong buổi sáng nay, gần 40 cán bộ, chiến sỹ chia làm 5 tổ đang triển khai các bài tập về công tác cứu hộ, cứu nạn: có tổ đang cho chó nghiệp vụ luyện tập tìm người và đồ vật vùi lấp dưới đất; có tổ đang yêu cầu các chú “cảnh khuyển” vượt qua chướng ngại vật và vòng lửa; và có những chú chó đang chờ hiệu lệnh từ huấn luyện viên trên thao trường...)
Có mặt từ sớm trên thao trường, Đại úy Tư Hùng - Đội phó Đội sử dụng động vật nghiệp vụ với 15 năm gắn bó cùng công việc quản lý và huấn luyện chó nghiệp vụ chia sẻ rằng, trong quy trình tìm kiếm thông thường, những chú chó làm nhiệm vụ sẽ sục sạo trong đống đổ nát để đánh hơi.
Nếu một chú chó phát hiện ra vị trí có mùi hơi người, nó sẽ dừng lại và sủa lớn để báo cho người điều khiển biết. Sau đó, chú chó thứ hai được đưa tới để xác nhận xem có phát hiện mùi hương tương tự hay không.
Nếu hai chú chó cùng đưa ra xác nhận có mùi hơi người, các nhân viên cứu hộ sẽ tập trung nỗ lực đào bới vào vị trí đó, cho đến khi tìm thấy nạn nhân.
Theo Đại úy Tư Hùng, yếu tố then chốt đầu tiên là tuyển chọn được các chú chó phù hợp nhiệm vụ. Để được lựa chọn, các chú chó phải đáp ứng được yêu cầu khắt khe như hệ thần kinh, ngoại hình tốt, các bộ phận đặc biệt là khứu giác, thị giác và thính giác phải nhạy. Những chú chó con từ 3 tháng tuổi đã được quan sát, đánh giá để chọn ra những chú chó có giác quan nhạy bén và tiếp tục trải qua quy trình đánh giá chỉ số thần kinh, trước khi đưa vào huấn luyện các kỹ năng:
“Trong quá trình tập huyện, chúng tôi căn cứ vào tình hình thực tế và đặc điểm của từng chó nghiệp vụ để đề ra bài tập. Chúng tôi bố trí các vật dụng, công trình phù hợp, bố trí các tình huống như đám cháy để tập luyện, làm sao khi vào đó, con chó nghiệp vụ không sợ mà lao vào tìm kiếm nhanh nhất có thể và tìm kiếm được nạn nhân nhanh nhất, tránh được các thiệt hại”, Đại úy Tư Hùng cho biết.
Một ngày của Trung úy Nguyễn Trần Công Huân và chú chó Blue thuộc chuyên khoa tìm kiếm cứu nạn bắt đầu lúc 7h sáng với những chăm sóc cơ bản cho chú chó này. Mỗi chiến sỹ tại Trung tâm Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ sẽ được giao 1 con chó gần 2 tuổi – độ tuổi đã ổn định về tâm lý để làm quen và huấn luyện.
Hàng ngày, các chú chó được rèn luyện theo các bài tập, các tình huống và môi trường từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp để giúp nâng cao sức chiến đấu, phát huy cao độ các khả năng. Các chiến sỹ cũng tiến hành xây dựng thao trường, bãi tập tương tự như những vụ sạt lở đất đá, sập đổ công trình để công tác huấn luyện đạt hiệu quả cao.
Thời gian đầu làm quen, những chú chó đã mang sẵn trong mình sự hung dữ không dễ mà nghe theo hiệu lệnh của người khác nhưng Trung úy Huân thấy rằng, qua thời gian huấn luyện trên thao trường, cùng sự chăm sóc, gắn bó với nhau, chú chó Blue cũng như nhiều chú chó tại đây đã được các chiến sỹ đưa vào kỷ luật, khuôn nếp và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ:
“Khi mà chúng tôi huấn luyện thì luôn phải thay đổi tình hình thực tế, thay đổi môi trường tập luyện để chó nghiệp vụ có thể thay đổi với mọi môi trường, đáp ứng mọi nhiệm vụ. Có nhà dân phá đi thì chúng tôi cũng liên hệ xin 1 ngày để lấy môi trường cho chó tập luyện.
Chúng tôi cũng xem thời sự để cập nhật các môi trường xảy ra vụ việc như thế nào để chúng tôi chuẩn bị các môi trường sát với thực tế để cho chó nghiệp vụ làm quen dần”.
Mỗi chú chó sau thời gian được chăm sóc, huấn luyện tinh thông đã trở thành một phần cuộc sống và công việc của người người chiến sỹ. Trong đời sống hay trong quá trình làm nhiệm vụ, chó nghiệp vụ và những chiến sỹ công an luôn sát cánh bên nhau.
Qua hơn 4 năm gắn bó, Ken không chỉ là chú chó nghiệp vụ mà đã trở thành một người bạn thân thuộc, cộng sự tin cậy của Thượng úy Nguyễn Đình Hiền, Đội sử dụng động vật nghiệp vụ.
Thượng úy Hiền chia sẻ, bản năng của loài chó là hung dữ, nhưng chó tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp phải có tính khí hiền lành, đặc biệt khi đối tượng tìm kiếm cứu nạn là con người thì đòi hỏi người huấn luyện viên phải tìm cách chế ngự, kiềm chế bản năng nguy hiểm này, để chó nếu tìm thấy người sống phải biết cứu người, khi tìm thấy người chết không được lao vào cắn xé, chỉ dùng tiếng kêu báo hiệu.
Hiểu rõ điều đó nên trong công tác huấn luyện, các chiến sỹ luôn kiên nhẫn, khổ luyện, vừa kiềm chế tính hung dữ vừa phát huy tối đa khứu giác của đội “quân khuyển”.
“Trong các tình huống, chó nghiệp vụ Ken xử lý tốt, độ nhanh nhạy xử lý mùi là chuẩn xác, tìm kiếm nhanh, các tác động bên ngoài như khói lửa, bùn lầy, mưa gió không làm khó được chó nghiệp vụ. Mình phải đi theo sát cạnh chó để chó cảm giác an toàn để khi quen chó sẽ tự động tìm, không ngại những tác động bên ngoài. Mới đây chúng tôi đã đưa thêm các bài tập mới là tìm kiếm trong điều kiện cháy nổ để đáp ứng yêu cầu thực tế và để chó nghiệp vụ dần thích ứng được”, Thượng úy Hiền tâm sự.
Làm công tác huấn luyện chó nghiệp vụ và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cùng những chú chó tinh nhuệ nhất, các cán bộ chiến sĩ không quản ngại dùng cơ thể mình cho các bài tập. Trong các bài tập thực địa sát hạch chó, người chiến sĩ trực tiếp nằm sâu trong ngách hầm tối tăm, nóng bức, thậm chí phải đeo mặt nạ có ống thở nằm sâu dưới bùn đất, hay lao vào những tình huống nguy hiểm để cứu “đồng đội” của mình.
Đại úy Tư Hùng cho biết thêm, khi tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trong điều kiện phức tạp do thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất đá, các chiến sỹ cùng chó nghiệp vụ phải lường trước các tình huống gây nguy hiểm đến tính mạng con người và chó nghiệp vụ: “Khi chúng tôi đi vào các vụ việc như sạt lở đất thì rất nguy hiểm vì địa bàn rộng và có thể tiếp tục xảy ra sạt lở.
Trong quá trình điều khiển chó nghiệp vụ tìm kiếm dưới mưa gió thì chúng tôi cũng hết sức cẩn thận để đảm bảo an toàn, có trường hợp chó nghiệp vụ bị đá chèn. Nhưng chúng tôi luôn sẵn sàng khi có nhiệm vụ là cán bộ chiến sỹ và chó nghiệp đều sẵn sàng”
Thượng tá Dương Đình Đoàn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ khẳng định, đơn vị luôn xác định rõ, những chú chó nghiệp vụ là công cụ hỗ trợ quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
Do đó, ngay từ công tác huấn luyện trên thao trường, bất kể nắng mưa, các chiến sỹ và những “học trò” của mình luôn sát cánh bên nhau trong tất cả các bài tập, để cho “ra lò” những chú chó thiện chiến nhất.
Hơn nữa, trong bối cảnh thế giới và trong nước thường xuyên xảy ra thiên tai, các sự cố nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và tài sản thì đòi hỏi công tác chuẩn bị ứng cứu, cứu hộ phải nhanh chóng và tối ưu hơn nữa
“Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục lan tỏa để người dân hiểu rõ hơn về vai trò, hiệu quả của chó nghiệp vụ tham gia ứng cứu sự cố thiên tai, cứu hộ cứu nạn. Thứ 2 là cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn trong đó có lực lượng huấn luyện chó nghiệp vụ.
Đồng thời tiếp tục đầu tư xây dựng phương tiện, hạ tầng để nâng cao hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn và tham gia các đợt diễn tập sự cố thiên tai để rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm chiến đấu, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ”, Thượng tá Dương Đình Đoàn cho biết.
Để chó nghiệp vụ thực hiện tìm kiếm cứu nạn trong những địa hình phức tạp, trong thời tiết khắc nghiệt thì từ việc đào tạo huấn luyện chó nghiệp vụ phải rất công phu, nghiêm ngặt. Những chú chó được đào tạo phải đảm bảo tính cách tốt, có sự dũng cảm, biết tuân thủ mệnh lệnh và sự trung thành cao.
Đằng sau hình ảnh những con chó cứu hộ uy dũng, hiên ngang là dấu ấn của các cán bộ, chiến sỹ làm công tác chăm sóc, huấn luyện. Họ không chỉ dành sự chăm sóc, yêu thương để cảm hóa những chú chó hung dữ mà còn truyền cho “học trò” của mình sự dũng cảm, tinh thần quyết chiến, quyết thắng.
Những gian khổ, vất vả trên thao trường thì mới huấn luyện được những chú chó nghiệp vụ giỏi, sẵn sàng đương đầu với nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. Những người lính luôn nỗ lực với mục tiêu đó để bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào nhân dân cần thì họ và các chiến binh chó nghiệp vụ đều sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ với sức chiến đấu mạnh mẽ nhất.
Đó cũng là câu chuyển về Cảnh khuyển – những "chiến binh" thầm lặng mà tôi muốn kể cùng các bạn trong chương trình đầu xuân này.
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Sau hơn 1 tuần metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành chính thức, ông Phan Công Bằng - Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định “mọi việc trong tầm kiểm soát”.
Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là một bước tiến quan trọng trong phát triển hệ thống giao thông công cộng của TP.HCM. Tuy nhiên, để metro thực sự thay thế được xe máy, vẫn còn nhiều thách thức, từ việc kết nối đồng bộ với các phương tiện công cộng khác đến việc thay đổi thói quen di chuyển của người dân.
Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em từ 5-15 tuổi tử vong vì đuối nước và Việt Nam thuộc top các quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
TP.HCM tổ chức thông xe đồng loạt 4 dự án giao thông cửa ngõ thành phố gồm cầu Phước Long, hầm chui HC1 nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, đường song hành dự án Quốc lộ 50 giai đoạn 1 và đường Tân Kỳ Tân Quý.
Những phiên chợ nổi được hình thành như một thói quen di chuyển trên sông nước của người dân ĐBSCL hàng thế kỷ qua vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của công chúng mà nhất là khách du lịch.
Thời điểm cận tết, không khí tại những hộ làm khô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trở nên nhộn nhịp và tất bật hơn. Giá các loại khô năm nay cũng tăng cao hơn so với những năm trước, báo hiệu cho một mùa tết ấm no đang về với những làng khô truyền thống nức tiếng Nam Bộ.