Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Cần “vượt rào” để xã hội hóa nguồn lực cho các hoạt động môi trường

Vũ Loan: Thứ tư 19/07/2023, 10:54 (GMT+7)

Xã hội hóa nguồn lực bảo vệ môi trường là huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, nguồn lực tài chính và phi tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Đây cũng là vấn đề bắt đầu được quan tâm tại Việt Nam nên còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, rào cản.

Trước sức ép ngày càng lớn của việc phát triển kinh tế, gia tăng dân số, đô thị hóa…, vấn đề môi trường tại Việt Nam càng cần hơn nữa sự  nỗ lực chung tay, hiệp sức của cả cộng đồng.

Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) năm 2020 đã nêu rõ BVMT là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng, dân cư, hộ gia đình và cá nhân; Ai cũng có quyền được đóng góp trí tuệ, sức lực và nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay của Việt Nam, công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản, làm giảm sự nhiệt tình tham gia và quan tâm của cộng đồng đối với vấn đề này. Đánh giá về những rào cản lớn nhất trong xã hội hóa nguồn lực bảo vệ môi trường.

Ông Nguyễn Văn Phấn, Giám đốc Trung tâm Giáo dục và truyền thông môi trường cho biết: "Về chính sách xã hội hóa chưa đồng bộ, còn nhiều thủ tục hành chính rườm rà; Vẫn chưa có đủ quy định hướng dẫn chi tiết về việc sử dụng nguồn kinh phí xhh; hầu hết những mong muốn về quyền lợi của nhà tài trợ đều không được đáp ứng đầy đủ, doanh nghiệp chỉ tham gia xhh 1 lần, lần sau cũng khó tham gia. Và thứ tư là Hiện nay do xhh nguồn lực nhiều người chỉ nghĩ đến đầu tư bao nhiêu tiền, nhiều hay ít thôi mà lại coi nhẹ vận động xã hội hóa phi tài chính."

Ảnh minh hoạ: Báo QĐND

Ảnh minh hoạ: Báo QĐND

Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, song nhiều tổ chức, doanh nghiệp đang rất nỗ lực tìm tòi, mạnh dạn khai phá lĩnh vực này để hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam đạt hiệu quả.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển đề cao tính công khai minh bạch và coi đây là yếu tố đầu tiên mà mỗi tổ chức khi tham gia vào xã hội hóa hoạt động môi trường cần vượt qua: "Xã hội hóa bao giờ cũng là cố gắng đẩy hệ thống minh bạch lên, ví dụ mình có báo cáo về các hoạt động hàng năm, để ai quan tâm cũng đều dễ tiếp cận cái đó, để mọi người nhìn thấy được mình đã làm gì, họ sẽ thấy tổ chức này nghiêm túc, làm được những việc gì thì họ sẽ tin tưởng, và rủ thêm người khác cùng tham gia. Tăng cường tính minh bạch lên, mình rõ ràng các hoạt động ra và thứ 3 nữa là đi kèm là cái vận động, nói nhiều hơn về vấn đề này để cho mọi người biết về việc đó thì người ta biết đến người ta sẽ ủng hộ nhiều hơn."

Bảo vệ môi trường là vấn đề lớn, cần sự quan tâm lâu dài và liên tục, song không vì thế mà đây là vấn đề chỉ dành cho một vài nhóm chuyên môn nhất định, mà ai cũng có thể tham gia để cùng là hướng tới mục tiêu chung là nâng cao nhận thức và trách nhiệm về môi trường tới cộng đồng.

Tiến sĩ Trần Văn Miều- Phó chủ tịch hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết: "Quan trọng là ta sử dụng ã hội hóa như thế nào cho nó hiệu quả và đúng mục tiêu, mục đích chứ không phải bây giờ cứ xã hội hóa, lấy tiền kinh phí làm việc này việc khác thì nó lại mất cái ý nghĩa của xã hội hóa đi.

Tôi cho rằng trân trọng tất cả mọi cái, dù nhỏ, dù to, mục đích chung nhau rồi, chỉ có mức độ là khác nhau thôi. có lẽ phải làm truyền thông trước cho người dân hiểu, các doanh nghiệp, doanh nhân cũng hiểu về vấn đề xã hội hóa như thế nào.

Trong nước mình thì chắc chắn phải đẩy mạnh công tác truyền thông, cái thứ 2 là xây dựng các mô hình trình diễn cần thiết, giới thiệu lên để xã hội người ta biết và trong thời gian tới phải đẩy mạnh hơn nữa công tác này."

Thách thức về ô nhiễm môi trường đối với Việt Nam ngày càng lớn, trong khi ngân sách chi cho vấn đề này vẫn còn quá hạn hẹp, chỉ chiếm 1% tổng chi ngân sách hàng năm nên rất cần tới sự chung tay, xã hội hóa của cả cộng đồng để công tác bảo vệ môi trường thực sự có ý nghĩa và mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững.

Vũ Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn