Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm phổ biến của xe ô tô (Phần 2)
Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Thế nhưng, thả diều ngoài các cánh đồng lúa, khu vực vắng người thì không có điều gì phải nói. Vấn đề là hiện nay, nhiều người lại tụ tập thả diều gần các tuyến đường giao thông, công viên, đường lưới điện, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Còn nhớ, vào tháng 02/2021, tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, một học sinh cấp 2 đang thả diều trong khu dân cư, dây diều quá dài và gặp sự cố ngừng gió đã khiến con diều rớt xuống. Ngay lúc này người đàn ông đang điều khiển xe máy với tốc độc cao, không thắng kịp đã vô tình vướng vào dây diều, khiến cho phần cổ bị dây cứa chảy máu.
Chị Trần Thị Hiếu, ngụ tại TP Rạch Giá cho biết cảnh tượng đáng sợ khi chứng kiến sự cố này: "Con diều nó thòng xuống, đứa con nít nó đang thả cái con diều nó rớt, cái người ta đang chạy xe máy thì bị vướng vô cổ. Cái cọng dây chỉ thả diều nó nhỏ nhưng thấy vậy chứ nó bén lắm, thêm tốc độ xe chạy tới cái nó xẹt ngang. Nói chung lần đầu tiên thấy, ghê quá trời."
Điều kiện chơi thả diều là phải ở nơi trống trải, ít cây cối, nhà cửa vì có gió mạnh và diều không bị vướng các vật cản, đứt dây. Và đương nhiên, những khu vực đông dân cư, các trục đường giao thông hay khu vực dưới các đường dây tải điện không phải là địa điểm để thả diều.
Tuy nhiên, thời điểm này đi dạo một vòng tại các TP lớn, đô thị… chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều nhóm người tụ hợp thả diều. Có nhóm chọn khu dân cư, gần bờ sông nhưng cũng có nhóm chỉ cần có bãi đất trống là đủ điều kiện bung diều bất chấp.
Việc các em nhỏ chơi diều tùy tiện, không có sân chơi hợp lý, không được người lớn theo dõi, nhắc nhở thì rất dễ xảy ra những tai nạn đáng tiếc, nhất là nhiều em "liều lĩnh" thả diều ở ngay cả những nơi gần đường dây tải điện, khu vực có nhiều xe cộ qua lại rất dễ xảy ra tai nạn, chập cháy về điện ảnh hưởng đến tính mạng.
Việc tuyên truyền, vận động người dân không thả diều gần đường dây điện và đường giao thông có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác kiểm soát an toàn lưới điện và giao thông trên địa bàn. Ông Mai Minh Ngoan – Chánh văn phòng Ban ATGT TP Cần Thơ cho biết công tác kiểm soát đối với loại hình giải trí ảnh hưởng tới an toàn giao thông này trên đại bàn thành phố.
"Trong thực tế đã có ghi nhân nhiều sự cố tai nạn do các con diều hư hỏng sà xuống thấp, va chạm vào các phương tiện đang lưu thông trên đường, khiến người đi đường phải thắng gấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ va chạm gây tai nạn. Ban ATGT TP đã có nhiều văn bản hướng dẫn các quận, huyện phối hợp tăng cường công tác phổ biến về các quy định pháp luật về ATGT, nhắc nhở người dân khi thả diều phải chọn đất trống, an toàn, không gần với các trục đường giao thông.
Trong công tác tuần tra của CSGT thì chúng tôi cũng lưu ý các chiến sĩ nhắc nhở người dân tuân thủ an toàn khi thả diều để không xảy ra các tai nạn đáng tiếc do thả diều."
Chỉ cần từ 20.000 đến 50.000 đồng đã có một con diều bắt mắt với đủ hình dáng, màu sắc. Tuy nhiên, nếu người chơi không tuân thủ những nguyên tắc bảo đảm an toàn cho chính mình và mọi người xung quanh thì thả diều sẽ không còn là thú chơi lành mạnh nữa mà trở thành... mối lo. Đặc biệt lo hơn khi con diều được trao tay cho các em học sinh, trẻ nhỏ chưa có kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức xử lí rủi ro.
Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Sau 2 tuần triển khai, Nghị định số 168 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (TT ATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã có tác động như thế nào đến thói quen, ý thức chấp hành của người tham gia giao thông?
Sắp đến Tết Nguyên Đán Ất Tỵ, không khí nhộn nhịp thường thấy của những ngày cận Tết dường như vắng bóng tại làng mai Bình Lợi (huyện Bình Chánh) và làng mai Thủ Đức (TP.HCM).
Hơn 10 ngày nữa là tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đi lại, mua sắm tăng cao khiến kẹt xe ở TP.HCM bùng phát thời gian gần đây. Để hạn chế ùn tắc, lực lượng chức năng đang khẩn trương triển khai các giải pháp, đảm bảo cho người dân vui xuân, đón Tết.
Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2025, thủ đô Hà Nội tiếp tục đặt mục tiêu và giải pháp được triển khai đồng bộ nhằm kéo giảm tai nạn và ùn tắc giao thông cả về số vụ, số người tử vong và bị thương. Đồng thời, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông và xây dựng văn hóa giao thông.
Khi nói đến chuyện chống lãng phí, chúng ta hay tìm những ví dụ lớn. Tuy nhiên, sự lãng phí thường bắt đầu bởi thói quen, từ những chuyện nhỏ.
Triển khai Kế hoạch chuyển đổi phương tiện theo lộ trình của “Đề án phát triển hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”, sáng 17/01, Tổng công ty Vận tải Hà Nội tổ chức khai trương 3 tuyến buýt số 05, 39, 47 thí điểm sử dụng phương tiện năng lượng điện.