Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Can đảm phá vỡ giới hạn để làm điều tử tế

Xuân Tú: Thứ sáu 09/02/2024, 19:09 (GMT+7)

Năm 2023 vừa qua chứng kiến nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, hoạt động thiện nguyện của các tổ chức, cá nhân đã góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Làm từ thiện không dễ, thậm chí rất vất vả. Nhưng với các thành viên của Quỹ Hi Vọng (Hope Foundation), một quỹ xã hội, hoạt động vì cộng đồng, không vì lợi nhuận, được Bộ Nội vụ cấp phép từ năm 2017, vận hành bởi Báo VnExpress và Công ty cổ phần FPT, thiện nguyện không đơn thuần là huy động nguồn lực và đem đi trao lại.

205 điểm trường được xây mới, sửa chữa.

363 cây cầu bê tông được xây mới.

3.200 bệnh nhi được nhận hỗ trợ điều trị và dinh dưỡng.

5.000 hộ gia đình vùng thiên tai được nhận trợ giúp.

7.700 phần quà Tết được trao.

69.000 người được hỗ trợ trong dịch COVID-19.

203 tỷ đồng được tài trợ, tại 40 tỉnh thành.

Đó là những điều mà Quỹ Hi Vọng (Hope Foundation) đã làm được trong hơn 5 năm qua (tính đến hết năm 2023), khi theo đuổi 2 mục tiêu là hỗ trợ các vùng đất khó khăn và mang tới những động lực để phát triển.

Kết quả đó đã được xã hội ghi nhận và đánh giá cao, tuy nhiên với các thành viên của Quỹ Hi Vọng, đó chỉ là những điều nhỏ bé, là điều phải làm dựa trên khả năng, xuất phát từ mong muốn làm thật nhiều điều tốt đẹp cho cuộc đời này.

363 cầu bê tông xây mới là một trong những hoạt động ý nghĩa mà Quỹ Hi Vọng (Hope Foundation) làm được trong hơn 5 năm qua - Ảnh VOV2

363 cầu bê tông xây mới là một trong những hoạt động ý nghĩa mà Quỹ Hi Vọng (Hope Foundation) làm được trong hơn 5 năm qua - Ảnh VOV2

Bà Nguyễn Xuân Tú, Giám đốc điều hành Quỹ Hi vọng (Hope Foundation) chia sẻ: “Với tên gọi Quỹ Hy vọng thì chúng tôi mong muốn có một tương lai tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng phát triển. Bởi thế, chúng tôi đã đặt trọng tâm các dự án của mình vào trẻ con, bởi vì muốn có một hi vọng về một ngày mai đẹp đẽ cho chính các con và cũng là cho đất nước mình. Từ đó chúng tôi có dự án hỗ trợ trẻ yếu thế là các bệnh nhi và trẻ mồ côi.

Chúng tôi có chương trình nâng bước em tới trường, xây những cây cầu giúp các em an toàn hơn khi đi qua sông, khi đến trường học, đặc biệt là vào mùa lũ. Và chúng tôi có dự án ánh sáng học đường đến với các em ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng bị lũ quét, sạt lở để xây lớp học, nhà bán trú, bếp ăn, nhà vệ sinh cho các em.”

Đại diện Quỹ Hi vọng tin tưởng, để tạo ra một xã hội phát triển, trước tiên cần nhiều sự kết nối để sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, từ đó bất cứ ai dù ở địa vị nào, điều kiện kinh tế ra sao, cũng được sống với đúng bản ngã của mình: Sự Tử tế. Giúp nhau không màng quyền lợi. Trao đi điều tốt đẹp, thứ duy nhất mong nhận lại là niềm hạnh phúc.

Đó là lẽ dĩ nhiên mà ai trong chúng ta trong hành trình thiên lý của mình đều có thể làm được, để tới cuối con đường, nhìn lại có thể mỉm cười, ai trong chúng ta cũng là người tử tế, và ở ngoài kia, tình người vẫn luôn đầy ắp.

9e64b26b-8824-4f43-9b13-cba9d30c1f76

Theo bà Trương Thanh Thanh, chủ tịch quỹ, làm thiện nguyện còn cần sự can đảm dám vượt qua giới hạn vốn có, không ngại đột phá.

PV VOV Giao thông có cuộc trò chuyện với bà Trương Thanh Thanh, để nghe những chia sẻ của bà cùng Quỹ Hy vọng về tinh thần can đảm theo đuổi sự tử tế.

PV: Trước hết xin chào và xin cảm ơn bà Thanh vì đã dành thời gian tham gia chương trình. Thưa bà, khi nói về cơ duyên, lý do bắt đầu các hoạt động của Hope Foundation, bà có điều gì muốn chia sẻ ạ?

Bà Trương Thanh Thanh: Xin chào thính giả của VOVGT, cảm ơn Xuân Tú đã thực hiện cuộc phỏng vấn này. Cơ duyên thì nó cũng không đúng. Thực ra là nhưng đến một cái sự phát triển nhất định thì chúng tôi chủ động xây dựng một cái quỹ lớn hơn, chính danh hơn. Chúng tôi có thể làm nhiều điều hơn nữa, lớn hơn nữa cho một xã hội để thực hiện những sự tốt đẹp hơn và có ích hơn cho đời. Đơn giản thế thôi.

PV: Tôi nghĩ không có gì là ngẫu nhiên, tôi cũng tin rằng để có thể nhìn lại những gì đã qua một cách nhẹ nhàng, an nhiên như vậy, chắc hẳn bà Thanh và các cộng sự đã phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Bà có thể chia sẻ thêm về điều này không ạ?

Bà Trương Thanh Thanh: Tôi nghĩ khó khăn và thách thức thì chắc chắn là nếu như làm công tác thiện nguyện như chúng tôi vẫn làm thì tôi nghĩ là mình có khả năng đến đâu, mình yêu thương được đến đâu, mình làm đến đấy, mình tử tế đến đâu, mình tiếp tục đến đấy. Nhưng khi thành lập một quỹ chính danh thì chúng tôi muốn với một quỹ như vậy, với vị thế như vậy, chúng tôi làm được nhiều điều lớn hơn. Đấy là thách thức cho quỹ Hi vọng.

Cho nên từ lúc thành lập cho đến lúc hoạt động chúng tôi có những năm không biết mình phải làm gì cho ra miếng ra món thì đấy là thách thức của chúng tôi. Thứ hai là ra đời trong những năm sau này, sự thiếu tin tưởng của xã hội đối với quỹ từ thiện nó càng ngày càng lớn và nếu không có sự tin tưởng thì là vô cùng khó. Sự minh bạch trong một xã hội thiếu sự đặt niềm tin cho mình cũng là một thách thức rồi. Trước đây hoạt động xã hội chúng ta thì thiên về thiện nguyện nhưng chúng tôi muốn rằng khi ra được cái quỹ thì chúng ta thiện nguyện chỉ là một phần, mà làm thế nào chúng ta có được những hoạt động tử tế nhưng nó cũng phải mang tính chất bền vững, người thụ hưởng nó được nhiều nó thật hiệu quả.

Bà Trương Thị Thanh Thanh chia sẻ về dự án Trường Hy vọng. Ảnh: vnexpress

Bà Trương Thị Thanh Thanh chia sẻ về dự án Trường Hy vọng. Ảnh: vnexpress

PV: Quả thực với tiềm lực và uy tín của các tổ chức làm nền móng cho Quỹ Hi Vọng thì có lẽ không ít người nhận định tổ chức của bà có nhiều thuận lợi khi làm thiện nguyện. Nhưng qua chia sẻ vừa rồi, chúng ta  thấy  thách thức với Quỹ Hi Vọng là không nhỏ. Bà có thể nói thêm về thách thức đầu tiên, là cách mà Quỹ lựa chọn con đường của mình không ạ?

Bà Trương Thanh Thanh: Đấy là chúng tôi trăn trở, chúng tôi bắt đầu bước vào hoạt động. Tôi nghĩ rằng chính vì những thực tế của xã hội như vậy thì ngoài những việc xin tiền rồi đi giúp ai đó, chúng tôi muốn là với cái tâm của mình thì phải chọn được những hoạt động thực sự mang lại hiệu quả và phải chạm đến cảm xúc của cả người cho những người nhận.

Đấy cũng là một thách thức mà các bạn sẽ hiểu rằng là chọn được điều đấy không phải dễ, nhưng mà chúng tôi nghĩ rằng nếu mà chỉ có nhận được tiền xong đi đâu đó, có thể cũng có thể nhiều người làm được, nhưng có những việc những người khác không làm được thì chúng tôi cố gắng làm.

PV: Đúng là dám nghĩ, dám làm rất quan trọng và dường như đó còn trở thành chìa khoá mở ra con đường mới cho nhiều dự án của Hope Foundation, các thành viên dám vượt lên giới hạn, không ngại thực hiện các dự án mới, mở rộng phạm vi hoạt động. Vậy đâu là trăn trở của bà và Hope Foundation trên hành trình ấy?

Bà Trương Thanh Thanh: Bất cứ quỹ từ thiện nào cũng đều muốn làm càng nhiều càng tốt cho xã hội, nhưng làm gì, mục tiêu nào thì chúng tôi cũng phải trăn trở. Bây giờ có những quy trình nó đã vào rồi, cái đạt được chúng tôi nghĩ là cũng đã vượt kì vọng của chúng tôi thì chúng tôi sẽ chạm đến những vấn đề mà chúng tôi cho là khó hơn, cần sự tử tế nhiều hơn. Thí dụ như năm nay kế hoạch của tôi là sẽ tập trung xây nhà vệ sinh.

Nghe thì có vẻ rất dễ, xây cái nhà vệ sinh thôi, nhưng mà chúng ta thấy mấy chục năm qua nhà vệ sinh cho trẻ em là một nỗi ám ảnh. Đi từ sáng chiều không dám vào, thì tôi nghĩ đấy là một lĩnh vực khó. Phải tìm cách làm thế nào để lan tỏa không chỉ cái nhà vệ sinh, cơ bản đó là nhận thức. Có thể họ cũng nghĩ rằng là nhà vệ sinh đang là công trình phụ, việc gì phải ủng hộ cái đấy.

Bây giờ không phụ được nữa. Chúng tôi muốn rằng nhà vệ sinh sẽ là một hạng mục quan trọng trong tất cả các hạng mục của trường học, của khu du lịch, của thành phố, của tất cả mọi nơi, tất cả các nước họ đều như thế. Ta cứ cố gắng thì có khi một ngày nào đấy chúng ta không cảm thấy áy náy với cái chúng ta đã dành cho con em chúng ta.

Học sinh Trường Hy vọng nhận xe đạp tài trợ từ nhà hảo tâm. Ảnh: Nguyễn Đông/VnExpress

Học sinh Trường Hy vọng nhận xe đạp tài trợ từ nhà hảo tâm. Ảnh: Nguyễn Đông/VnExpress

Một thói quen hàng ngày, muốn điều chỉnh một chút đã khó, chưa nói đến thay đổi cả nhận thức, văn hoá. Rất kì vọng dự án đầu tư nhà vệ sinh mà bà Thanh đang ấp ủ sẽ thành công. Và trước khi tiếp tục cuộc trò chuyện, chúng tôi muốn mời bà Thanh cùng quý thính giả nghe đoạn băng tổng hợp ngắn sau đây. Đó là những chia sẻ mà tôi đã ghi lại khi trao đổi cùng các trưởng dự án của Quỹ Hi Vọng. Chúng ta cùng nghe và sau đó tiếp tục cuộc trò chuyện hôm nay.

Có lẽ bà Thanh đã nhận ra giọng nói của các cộng sự của mình, những chia sẻ rất chân thành. Xin giới thiệu với quý thính giả, đó là chị Kim Anh (nhóm Truyền thông Gây quỹ), anh Ngọc Anh (nhóm Ánh sáng học đường) và chị Hiền (nhóm Hỗ trợ trẻ yếu thế). Không gì hơn ngoài khát khao mang những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng.

PV: Thưa bà Thanh, qua những suy nghĩ của các thành viên Quỹ Hi Vọng, chúng ta thấy 1 điều: không nhất thiết đạt tới 1 vị trí, địa vị nào đó, phải là ông nọ bà kia, mới có thể làm được những điều to lớn, mà bất cứ ai cũng có thể làm những điều tử tế, phải không ạ?

Bà Trương Thanh Thanh: Thực ra cái gì mà một người làm dù tử tế to lớn đến mấy chưa phải là có thể thỏa mãn tất cả những cái điều tốt đẹp xung quanh. Tại vì cái điều cần chúng ta nó quá nhiều nên tôi mong muốn rằng mọi người hãy chia sẻ và mỗi người hãy tự làm việc nào mình cho tử tế. Mình cảm nhận đấy là mang lại hạnh phúc cho mình.

Chúng ta cùng chung nhau làm thì chắc chắn điều tử tế đấy nó sẽ có giá trị. Cái lớn, cái nhỏ không quan trọng mà cái quan trọng là chúng ta chạm được cảm xúc, chạm được trái tim mà chúng ta muốn làm điều thực tế đấy. Suốt từ đầu đến giờ bạn có thấy tôi nói đến tiền đâu?

Tại vì tôi nghĩ mình có nhiều tiền, mình làm nhiều tiền, ít tiền, mình làm ít tiền nhưng cơ bản chúng ta tin rằng cái việc của chúng ta đấy là tốt cho những người xung quanh, tốt cho xã hội và nó tử tế thì mình làm thôi.

Quỹ Hy vọng phối hợp cùng các đơn vị tổ chức triển lãm tranh gây quỹ để hỗ trợ bệnh nhi ung thư và trẻ em yếu thế - Ảnh baovanhoa

Quỹ Hy vọng phối hợp cùng các đơn vị tổ chức triển lãm tranh gây quỹ để hỗ trợ bệnh nhi ung thư và trẻ em yếu thế - Ảnh baovanhoa

PV: Tôi cũng tin rằng nếu quyết tâm của Quỹ Hi Vọng được lan tỏa, sẽ thôi thúc và giúp các nhóm thiện nguyện khác vững bước. Và trong cuộc trò chuyện đêm Giao thừa, bà có thông điệp nào muốn chia sẻ để sự can đảm, tử tế được lan tỏa nhiều hơn, để ai cũng nhận ra mình vốn luôn là người tử tế?

Bà Trương Thanh Thanh: Năm 2024 chưa hứa hẹn điều gì thật là thay đổi nên tôi nghĩ dù khó khăn nữa chúng ta vẫn phải sống tử tế, làm việc tử tế và phấn đấu cho những điều tốt đẹp. Tôi cũng mong muốn rằng trước đây người Việt Nam cứ cho rằng làm từ thiện thì cứ lẳng lặng làm, nhưng chúng tôi thì không suy nghĩ thế.

Chúng tôi nghĩ là làm việc từ thiện, chúng ta sẽ chọn dự án nào mà chúng ta chia sẻ được cảm xúc và sự khó khăn, sự căng thẳng của tất cả mọi người tham dự vào. Triệu triệu cái hành động tử tế, triệu triệu cánh tay tử tế, chắc chắn chúng ta làm được điều gì đấy tử tế to hơn, ích lợi hơn.”

PV: Vâng, tôi rất đồng tình với ý kiến vừa rồi, bởi trên mỗi hành trình hàng ngày chúng ta đi, không khó để trông thấy những điều tốt đẹp dù nhỏ bé nhất. Đó là những nhóm cứu trợ giao thông ban đêm, những đội tình nguyện đi chia cơm trước cổng bệnh viện, những cái dắt tay người lớn tuổi qua đường, hay chỉ một cái gật đầu, mỉm cười nhường đường cho xe đối diện… Tất cả nhờ sự tử tế vốn có trong mỗi chúng ta.

Và để khép lại cuộc trò chuyện này, chào đón năm mới đang tới, bà Thanh có lời chúc nào gửi tới thính giả của VOVGT?

Bà Trương Thanh Thanh: Năm mới sắp đến thì chắc là lời chúc mọi người thành công, sức khỏe và hạnh phúc với những điều thực tế mà mình đang mong muốn làm. Với những người lái xe trên đường thì tôi nghĩ quan trọng nhất là an toàn. Nếu chúng ta mạnh khỏe, chúng ta sống và chúng ta sẽ làm được cho bản thân chúng ta, cho gia đình chúng ta và chúng ta có thể làm được nhiều nữa cho xã hội. Cho nên cũng chúc các bác tài sang năm mới vững tay lái, tỉnh táo, hoàn thành được những chuyến đi đầy đủ và tốt đẹp.”

PV: Một lần nữa cảm ơn bà Trương Thanh Thanh đã dành thời gian trò chuyện cùng VOVGT, xin chúc bà và gia đình cũng như các cộng sự tại Quỹ Hi Vọng nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Chúc các dự án của Quỹ trong thời gian tới chạm được tới cảm xúc của những người tham gia và những người thụ hưởng, như mong mỏi của bà.

 

Xuân Tú/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lái xe chỉ được lái 48 tiếng/tuần, doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Lái xe chỉ được lái 48 tiếng/tuần, doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Từ ngày 1/1/2025, theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông, lái xe chỉ được phép làm việc không quá 10 tiếng/ngày và tổng thời gian làm việc không quá 48 tiếng/tuần. Nếu không tuân thủ, cả lái xe và doanh nghiệp vận tải sẽ bị xử lý vi phạm theo Nghị định 168.

Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025

Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025

Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.

Chuyện cái biển tên

Chuyện cái biển tên

Không phải chỉ ở ngoài đường người ta mới hay hỏi nhau: “Có biết tôi là ai không?” mà trong nhiều công sở thay vì để hỏi câu đó, người ta làm những cải biển tên. Đó là một câu chuyện về sự chống lãng phí mà tác giả Phạm Quang Vinh chia sẻ.

Cục CSGT giải thích về ý kiến 'Nghị định 168 xây dựng sai thủ tục'

Cục CSGT giải thích về ý kiến "Nghị định 168 xây dựng sai thủ tục"

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục bởi từ ngày được ký ban hành tới khi có hiệu lực chưa đủ 45 ngày", đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho rằng đây là thông tin không chính xác.

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên sẵn sàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên sẵn sàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguy cơ không thể xem nhẹ

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguy cơ không thể xem nhẹ

Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.

TP.HCM: Người dân nói gì về về việc tăng mức phạt vi phạm giao thông?

TP.HCM: Người dân nói gì về về việc tăng mức phạt vi phạm giao thông?

Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.