Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Bền bỉ suốt 13 năm qua mang hơi ấm, tình yêu thương lên bản cao, đó là các thành viên của nhóm thiện nguyện “Áo ấm cho em”.
Góp sức nhỏ vào việc lớn
Đêm nhạc gây quỹ có tên “Vì em” được Dự án “Áo ấm cho em” tổ chức trong những ngày đông “rét ngọt” cuối năm ở Hà Nội. Tất cả nghệ sĩ và khán giả đều tham dự với mong muốn góp một phần nhỏ ủng hộ để chuyến xe tình nguyện năm nay sẽ đầy đặn và ấm áp hơn.
Nguyễn Khánh Ngân, sinh viên năm tư Đại học Kinh tế quốc dân, trưởng ban tổ chức chiến dịch “Áo ấm cho em năm 2024” cho biết, cùng với đêm nhạc, nhóm cũng tổ chức các buổi workshop gây quỹ, quyên góp quần áo, sách vở, nhu yếu phẩm, chuẩn bị cho một chuyến đi tới huyện miền núi biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa:
“Xuất phát điểm của chúng em là tổ chức tình nguyện của các bạn trẻ, các sinh viên từ năm nhất đến năm bốn. Chúng em có tổ chức các buổi workshop, đêm nhạc gây quỹ nho nhỏ. Hàng năm, các bạn trẻ biết đến và tham gia đều hướng tới mục đích chung là tình nguyện, đóng góp một phần công sức. Qua các sự kiện này, chúng em có thể mua được thêm đồ cho các em nhỏ”.
“Tớ là Đăng Khôi, lớp 6A3, trường THCS Cát Linh, Hà Nội. Tặng bạn đôi giày của tớ này. Chúc bạn dùng nó đi qua khó khăn” – Lời nhắn đáng yêu này của một người đóng góp nhí đã gửi vật phẩm thiện nguyện về dự án “Áo ấm cho em”.
Song song với việc mua mới, hiện nay, những thành viên “Áo ấm cho em” vẫn đang tỏa đi khắp các điểm ở thành phố Hà Nội để thu gom đồ cũ nhưng vẫn dùng tốt.
Theo Nguyễn Khánh Ngân, dự kiến, vào dịp trước Tết Quý Tỵ 2025, sẽ có khoảng 10.000 quần áo, hàng nghìn đồ dùng học tập, sách vở, ba lô, sữa, mì tôm được trao tận tay tới những trẻ em khó khăn ở Mường Lát:
“Những điều đọng lại trong tâm trí em là hình ảnh các em nhỏ trong thời tiết rất lạnh chỉ từ 5-6 độ C, mà các em không có áo ấm mặc, còn đi chân đất. Từ tháng 10 đến gần Tết thì là những tháng lạnh. Trên Tây Bắc, nhiệt độ càng thấp hơn. Các em rất thiếu thốn về quần áo. Đó cũng là lý do chúng em chọn tên dự án Áo ấm cho em và hoạt động chủ yếu trong những tháng mùa đông”.
Trải qua 13 năm hoạt động, “Áo ấm cho em” đã lan tỏa các hoạt động tới nhiều địa phương, với đa dạng hóa các cách thức thiện nguyện. Hàng chục nghìn trẻ em ở các điểm trường cắm bản thuộc vùng sâu vùng xa đã nhận được những món quà ấm áp từ nhóm.
Nguyễn Thị Ngà, sinh viên năm ba Đại học Thăng Long, trưởng ban truyền thông chiến dịch Áo ấm cho em năm 2024 chia sẻ về một kỷ niệm còn đọng lại sâu sắc trong một chuyến đi tới Chiềng Ân, huyện Mường La, tỉnh Sơn La: “Chúng em đang đi xe ngang qua thì thấy một cậu bé tắm lộ thiên giữa tiết trời 8 độ C. Lúc ấy, em phải mặc 4 lớp áo, áo giữ nhiệt, áo khoác mà vẫn thấy lạnh.
Em bé ấy tắm dùng gáo múc nước bên bể, không được che bởi bất cứ thứ gì. Nhìn thôi đã thấy lạnh. Em thấy sau những chuyến đi, cuộc sống có nhiều câu chuyện khác nhau. Em thấy bản thân rất may mắn, những điều mình có là những điều đơn giản họ mơ ước hàng ngày. Em học được cách trân trọng những điều mình có, biết sẻ chia những điều mà người khác đang cần”.
Có chung cảm nhận là Lê Xuân Oanh, sinh viên năm tư Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đọng lại sau những chuyến tặng quà, trao áo ấm, là những hình ảnh xúc động về các em nhỏ vùng cao đi học xa gia đình tới 30 cây số:
“Nhiều buổi tối, có em nhớ bố mẹ tới mức mà phải ra sân để khóc, sợ khóc trong ký túc xá thì các em khác sẽ khóc cùng. Em nói cố gắng học nhé, có ước mơ gì không. Em ấy nói là sẽ trở thành giáo viên để dạy học cho các em nhỏ khác ở đây. Gia đình em ấy rất khó khăn, không biết có học được nữa không, còn hai em nữa, bố mẹ không biết có lo được không. Em ngồi lặng đi, thẫn thờ một lúc lâu, chỉ biết nói thôi cố gắng, kiên cường theo đuổi ước mơ. Bây giờ em có cơ hội được giúp đỡ các em, em thấy thật may mắn vì điều đó”
Nụ cười trẻ thơ đầy nắng ấm
Không dừng lại ở quần áo, dụng cụ học tập, thực phẩm, nhóm “Áo ấm cho em” cũng đang hướng tới những món quà có giá trị bền vững hơn như máy lọc nước, bình lọc nước, téc đựng nước sạch để giúp nâng cao chất lượng học tập, sinh hoạt cho các em nhỏ tại các địa bàn khó khăn.
Tết này, những chuyến xe “tăng bo” chở theo tình yêu thương sẽ lại đến với một bản cao nữa. Và theo lời của Nguyễn Khánh Ngân, trưởng ban tổ chức Áo ấm cho em 2024, động lực giúp những người trẻ vượt qua gian nan về điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đường sá cách trở, đó chính là những “món quà” được nhận lại: Nụ cười trẻ thơ đầy nắng ấm, ngây ngô và hạnh phúc:
“Với sứ mệnh của mình, chúng em vẫn thường có câu nói mọi năm – Yêu thương trao đi là yêu thương còn mãi. Đó cũng là thông điệp em muốn gửi tới các bạn trẻ. Khi mình trao đi yêu thương cho mọi người, cho các em nhỏ khó khăn, mọi người sẽ cảm nhận được sự ấm áp trong đó, khi nhìn nụ cười các em, khi các em thích thú với những món quà mình mang lên. Đó cũng chính là “món quà” với chính mình rồi”.
Các bạn thân mến.
Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].
Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS) rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình.
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.
Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.