Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Cần cụ thể hoá các quy định bảo vệ trẻ em trên ô tô

Nguyễn Yên: Thứ tư 05/06/2024, 06:11 (GMT+7)

Mỗi năm cả nước có khoảng 1.800 - 2.000 vụ tai nạn giao thông liên quan tới trẻ em với khoảng 600 - 700 vụ liên quan tới ô tô có trẻ em. Trong khi đó, hiện chưa có quy định về thiết bị và vị trí an toàn cho trẻ em trên xe ô tô.

Nhiều phụ huynh vẫn để trẻ em ngồi ghế trước hoặc đứng trong xe, vươn tay ra cửa sổ, thò đầu qua cửa sổ trời,... tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. 

Vậy, cần sớm cụ thể hoá các quy định an toàn cho trẻ em trên xe ô tô ra sao để bảo vệ các em tốt hơn khi tham gia giao thông? PV VOV Giao thông có cuộc đối thoại với PGS.TS Phạm Việt Cường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương, Trường Đại học Y tế công cộng.

PV: Vì sao phải đặt ra các quy định bảo vệ an toàn cho trẻ em trên xe ô tô khi tham gia giao thông trong bối cảnh hiện nay?

PGS.TS Phạm Việt Cường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương, Trường Đại học Y tế công cộng

PGS.TS Phạm Việt Cường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương, Trường Đại học Y tế công cộng

PGS.TS. Phạm Việt Cường: Vấn đề đặt ra các quy định cho trẻ em khi ngồi trên xe ô tô rất cần thiết vì nhiều nguyên nhân: Đầu tiên là trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, có thể chất yếu hơn người lớn do đó khả năng dễ bị tổn thương khi tai nạn giao thông xảy ra rất lớn.

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, việc không sử dụng các biện pháp bảo vệ cho trẻ em như ngồi không có thiết bị an toàn trên xe an toàn hay không có dây an toàn phù hợp hoặc ngồi ở những vị trí nguy hiểm thì làm tăng nguy cơ thương vong nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến tử vong.

Điểm thứ 2 là tỷ lệ tai nạn giao thông ở Việt Nam còn ở mức cao, số lượng người tử vong cũng như bị thương do tai nạn giao thông còn rất lớn và trong đó, tỷ lệ trẻ em chiếm đáng kể, tùy theo từng độ tuổi, chiếm từ 5 đến hơn 10%, và đây là nguy cơ rất lớn đối với trẻ em.

Trong nhiều năm qua, tỷ lệ sở hữu ô tô con và ô tô cá nhân ở Việt Nam cũng tăng cao và gia tăng mạng lưới đường cao tốc thì cũng làm tăng các nguy cơ cho người ngồi trên xe lên đáng kể.

Và làm sao để chúng ta giảm thiểu được các nguy cơ thì chúng ta cần có những quy định tốt hơn trong vấn đề an toàn giao thông đối với ô tô, cần quan tâm và tăng cường các quy định để bảo vệ an toàn cho trẻ em.       

Ảnh minh họa: Taxi Baby

Ảnh minh họa: Taxi Baby

PV: Vậy, các quy định hiện có về vấn đề này đang được đề cập ra sao?

PGS.TS. Phạm Việt Cường: Hiện nay trong Luật Giao thông Đường bộ năm 2008 đang hiện hành thì các quy định về đảm bảo an toàn giao thông cho trẻ ngồi trên xe ô tô còn rất hạn chế, điều khoản chung là yêu cầu người điều khiển phương tiện phải đảm bảo an toàn cho những người ngồi trên ô tô, có nghĩa là bao gồm cả người lớn và trẻ em, chứ không quy định độ tuổi cụ thể và việc sử dụng các thiết bị an toàn trên ô tô là hoàn toàn chưa có.

Tuy nhiên trong Dự thảo mới mà Bộ Công an đang đề xuất và Quốc hội đang thảo luận có điểm tiến bộ là đưa vào quy định bắt buộc sử dụng các thiết bị an toàn cho trẻ em với độ tuổi dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 135 cm. Tôi nghĩ đây là những bổ sung đáng kể để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Ảnh minh họa: Maxi-Cosi

Ảnh minh họa: Maxi-Cosi

PV: Ông có đề nghị thế nào về việc lấp “khoảng trống” pháp luật về bảo vệ trẻ em ngồi trên xe ô tô?

PGS.TS. Phạm Việt Cường: Cái "khoảng trống" pháp luật thì đầu tiên chúng ta phải hoàn thiện khung pháp lý và đặc biệt là thông qua các điều khoản về việc đảm bảo an toàn giao thông cho trẻ ngồi trên xe ô tô ví như như ban hành Luật hoặc sớm đưa ra các quy định chi tiết, có tính khả thi.

Và ngay sau khi có Luật ban hành thì các quy định về tiêu chuẩn các thiết bị dành cho trẻ trên xe ô tô cũng cần ban hành sớm.

Ngoài ra còn là vấn đề kiểm tra, giám sát và thực thi Luật, tăng cường các hoạt động của lực lượng chức năng liên quan tới vấn đề này cũng rất quan trọng để chúng ta bổ sung các quy định của pháp luật, bổ sung các khoảng trống và chúng ta thực thi có hiệu quả các hoạt động để đảm bảo an toàn cho trẻ em.

PV: Xin được cảm ơn ông!

Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: 30 cổng trường học an toàn được triển khai tại quận Ba Đình

Hà Nội: 30 cổng trường học an toàn được triển khai tại quận Ba Đình

Sáng 7/10, UBND quận Ba Đình phối hợp với Phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội), tiếp tục triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại 15 trường trên địa bàn quận. Như vậy, tính đến nay quận Ba Đình đã có 30 trường triển khai mô hình cổng trường học an toàn.

Lại có xe ô tô khách lùi trên cao tốc

Lại có xe ô tô khách lùi trên cao tốc

Sau khi phát hiện đã đi quá lối rẽ vào trạm dừng nghỉ, tài xế xe khách 29 chỗ đã quyết định tấp vào làn dừng khẩn cấp và lùi lại bất chấp dòng xe vẫn di chuyển rất nhanh từ phía sau

Chuyển tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông, cần chuẩn bị gì?

Chuyển tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông, cần chuẩn bị gì?

Ngày 01/10/2024 khi Nghị định Quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ có hiệu lực. Từ nay đến trước ngày 01/10/2025, tức là trong vòng 1 năm, chủ phương tiện phải chuyển đổi tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông kết nối phương tiện thanh toán.

Sát nhân trên cao tốc

Sát nhân trên cao tốc

Rất may mắn khi chưa có vụ tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra khi hàng trăm vụ chẹt phải đinh trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được ghi nhận trong thời gian qua. Tuy nhiên, nguy cơ tai nạn chết người vẫn luôn ở đó.

Đường sắt trong quy hoạch đô thị: Nên giữ hay di dời?

Đường sắt trong quy hoạch đô thị: Nên giữ hay di dời?

Đường sắt Bắc – Nam đoạn qua địa bàn TP.HCM thường xuyên xảy ra tình trạng giao thông ùn ứ, hỗn loạn ở hàng chục điểm giao cắt, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm. Mặc dù đã có nhiều giải pháp được đưa ra, tình hình chưa được cải thiện đáng kể.

Bệnh viện Nhi đồng 1 khẳng định không có “đợt bệnh hô hấp mới”

Bệnh viện Nhi đồng 1 khẳng định không có “đợt bệnh hô hấp mới”

So sánh trong vòng 5 năm 2019-2024, số lượng bệnh nhân hô hấp trong năm 2024 tương đương với các năm trước đó. Vì vậy, Bệnh viện Nhi đồng 1 khẳng định, đây không phải là “đợt bệnh hô hấp mới” như phản ánh của báo chí.

Làm sao biết mình nợ thuế và bị hoãn xuất cảnh?

Làm sao biết mình nợ thuế và bị hoãn xuất cảnh?

Tại Luật Quản lý thuế số 38/2019 và Nghị định số 126/2020 của Chính phủ Hướng dẫn Luật Quản lý thuế, có quy định cụ thể về các trường hợp người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế hoặc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.