Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường

Hải Hà: Thứ hai 11/12/2023, 15:26 (GMT+7)

Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị định 08 năm 2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường cho thấy thủ tục hành chính xin cấp giấy phép môi trường hay đánh giá tác động môi trường còn khá rườm rà, mất nhiều thời gian đi lại cho doanh nghiệp.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường gồm 4 điều và phụ lục.

Mục đích xây dựng Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi là nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc phân quyền cho các địa phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) theo tinh thần Nghị quyết số 31 của Thủ tướng chính phủ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn khi triển khai các chính sách mới của Luật bảo vệ môi trường; bảo đảm đồng bộ giữa các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi được xây dựng dựa trên quan điểm cải cách thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp thông qua việc cắt giảm đối tượng phải thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường và phân cấp cho địa phương giải quyết một số thủ tục hành chính về môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Dự thảo sửa đổi tất cả 47 điều/169 điều. Trong đó tập trung vào một số nhóm nội dung: các quy định sửa đổi, bổ sung để giảm đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường; các quy định về đẩy mạnh phân quyền cho địa phương giải quyết thủ tục hành chính và các quy định nhằm tạo thuận lợi hơn khi triển khai thực hiện, khắc phục một số lỗi kỹ thuật.

Liên quan đến đẩy mạnh phân quyền cho các địa phương trong thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cấp giấy phép môi trường, Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi điều chỉnh, sửa đổi một số tiêu chí về quy mô, công suất của 4 loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Ví dụ như đề xuất nâng mức công suất các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất linh kiện, thiết bị gấp 7 lần (tương đương 7 triệu linh kiện thiết bị hoặc 7.000 sản phẩm/năm) mới phải xin Bộ Tài Nguyên và Môi trường thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và bổ sung thêm mức công suất nhỏ của loại hình này để tăng cường phân cấp cho cấp huyện cấp giấy phép môi trường.

Đối với quy định về quan trắc môi trường: Dự thảo điều chỉnh nâng ngưỡng quy định đối với mức lưu lượng xả nước thải trung bình tăng 5 lần, lên mức 500m3 đối với dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và 1.000m3 đối với dự án, cơ sở không có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; đề xuất bỏ quy định quan trắc 1 lần/năm đối với các thông số phôt pho hữu cơ... Ngoài ra, Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi quy định, đối tượng chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt từ 3.000 m3 /ngày đêm trở lên phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục và điều chỉnh giảm ngưỡng quy định đối với đối tượng quan trắc nước thải, khí thải định kỳ.

Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi đang được Bộ Tài Nguyên và Môi trường tổng hợp ý kiến, hoàn thiện và dự kiến trình Bộ Tư pháp thẩm định trong thời gian tới...

Thủ tục hành chính xin cấp giấy phép môi trường hay đánh giá tác động môi trường còn khá rườm rà, mất nhiều thời gian đi lại cho doanh nghiệp (ảnh minh họa - Q.H)

Thủ tục hành chính xin cấp giấy phép môi trường hay đánh giá tác động môi trường còn khá rườm rà, mất nhiều thời gian đi lại cho doanh nghiệp (ảnh minh họa - Q.H)

CẮT GIẢM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Vì sao cần thiết phải xây dựng Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi trong thời điểm hiện nay? Dự thảo Nghị định có những điểm gì mới? Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Luật sư Đặng Văn Thành, Đoàn Luật sư Hà Nội về nội dung này:

PV:  Vì sao cần thiết phải xây dựng dự thảo Nghị định 08 năm 2022 sửa đổi thưa ông?

Luật sư Đặng Văn Thành: Năm 2020, Việt Nam mới ban hành Luật bảo vệ môi trường và sau đó năm 2022 ban hành Nghị định 08 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Đến nay, việc triển khai các quy định chính sách trong Luật bảo vệ môi trường đã đi vào cuộc sống bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức của người dân doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, hiện nay thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vẫn còn rất rườm rà, việc sửa đổi Nghị định số 08 năm 2022  sẽ góp phần cải thiện thực cắt giảm thủ tục hành chính, cũng như đẩy mạnh việc phân quyền cho các địa phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi hơn triển khai các chính sách mới của Luật bảo vệ môi trường, đảm bảo được đồng bộ giữa các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Vì vậy, theo quan điểm của cá nhân tôi, việc sửa đổi Nghị định số 08 là cần thiết để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn khách quan.

PV: Dự thảo Nghị định 08 năm 2022 sửa đổi có những điểm mới nào thưa ông?

Luật sư Đặng Văn Thành: Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi tập trung vào việc giảm đối tượng phải đánh giá tác động môi trường cũng như việc cấp giấy phép về môi trường và đẩy mạnh phân quyền cho các địa phương khi thực hiện đánh giá báo cáo tác động môi trường, cấp giấy phép một số ngành nghề một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Cụ thể, sửa đổi về điều chỉnh loại hình sản xuất linh kiện, thiết bị điện điện tử theo hướng chỉ áp dụng cho các dự án có một trong các công đoạn gây ô nhiễm, đồng thời cũng quy định rõ tính số lượng áp dụng cho sản xuất linh kiện điện tử, khối lượng áp dụng cho sản xuất thiết bị điện và nâng mức công suất so với quy định hiện hành. Qua đó sẽ giảm đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Ngoài ra, trong Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi, đã bổ sung quy định cận dưới của diện tích chuyển đổi mục đích đất trồng lúa hoặc bổ sung mức tối thiểu của quy mô khai thác nước ngầm và mặt nước phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thì phải đánh giá tác động môi trường.

Đề xuất là từ 100 mét khối/ngày đêm trở lên đối với nước ngầm và từ 5.000m3/ ngày đêm trở lên đối với nước mặt mới phải thực hiện đánh giá tác động môi trường thay cho việc dẫn chiếu áp dụng quy định của Luật Tài nguyên nước là từ 10 mét khối trên ngày đối với nước ngầm và từ 100 mét khối trên ngày đối với nước mặt  trở lên như hiện nay.

PV: Với những quy định mới của Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi, thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có sự cải thiện như thế nào thưa ông?

Luật sư Đặng Văn Thành: Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi sẽ giúp cắt giảm thủ tục hành chính rất nhiều, cụ thể, Dự thảo Nghị định nêu rất rõ hơn về thành phần hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép về môi trường đối với các dự án đầu tư mở rộng hoặc dự án đầu tư.

Một số thủ tục hành chính đã được chuyển thẩm quyền, trước đây là thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện tại bây giờ thì cũng đã chuyển về cho địa phương để thực hiện đánh giá báo cáo tác động môi trường cũng như cấp phép.

Việc đẩy mạnh phân cấp phân quyền cho địa phương thực hiện để  giảm mức tối thiểu nhất kế thủ tục hành chính cũng như là thời gian để cấp phép đánh giá báo cáo tác động môi trường sống cho người dân cũng như doanh nghiệp.

PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!

ảnh minh họa (Q.H)

ảnh minh họa (Q.H)

VẤN ĐỀ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA DOANH NGHIỆP

Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi có những điểm gì mới và có khắc phục được những bất cập của Nghị định 08 năm 2022 đang thực hiện.

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục môi trường, Bộ Tài Nguyên và môi trường về nội dung này:

PV: Thưa ông, Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên môi trường có những điểm gì tiến bộ hơn so với Nghị định 08 hiện nay đang có hiệu lực?

Ông Hoàng Dương Tùng: Tôi hoàn toàn đồng ý với tinh thần của Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi: giảm thủ tục, phân cấp và thứ ba là sửa một số điều cụ thể. Tôi đánh giá cao tinh thần cầu thị của Bộ Tài nguyên môi trường.

Liên quan đến nội dung đánh giá tác động môi trường, Dự thảo Nghị định 08 không có điều chỉnh nhiều, Danh mục không đổi mà chỉ điều chỉnh về quy mô công suất. Nghị định 08 hiện hành, nếu quy mô nhỏ cũng phải làm giấy phép môi trường hay phải làm Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ở cấp Bộ, trong Dự thảo Nghị định mới người ta đã tăng quy mô lên, nghĩa là người ta sẽ phân cấp nhiều hơn cho tỉnh.

Khi giảm các đối tượng mà phải làm ĐTM hoặc giấy phép môi trường của Bộ, đã phân cấp nhiều hơn cho địa phương, sẽ giảm về mặt thời gian làm thủ tục, việc giải quyết những thủ tục hành chính nhanh hơn, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các địa phương. Điều này phù hợp chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với các cấp, các ngành, thủ tục hành chính và mạnh dạn phân cấp phân quyền cho các địa phương.

Thứ hai là các phụ lục người ta cũng đơn giản hơn rõ ràng hơn.

Thứ ba, Dự thảo Nghị định hiện hành cụ thể hóa một số ngưỡng khi mà các doanh nghiệp mở rộng nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ, Nghị định hiện hành chỉ để một cách chung chung, tức là có nguy cơ gia tăng tác động xấu lên môi trường và sửa những điều nhỏ trong ĐTM và giấy phép môi trường cũng phải báo cáo, và chỉ được thực hiện khi mà người ta đồng ý.

Dự thảo Nghị định 08 quy định các ngưỡng cụ thể hơn. Ví dụ như, người ta nâng công suất trên 30 % công suất mới phải làm ĐTM, từ 5 đến 30 % chỉ cần xin phép lại giấy phép môi trường và dưới 5 % thì phải điều chỉnh. Đây là những mặt được và chúng ta nên tiếp tục.

Ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục môi trường, Bộ Tài Nguyên và môi trường (Nguồn: Báo TNMT)

Ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục môi trường, Bộ Tài Nguyên và môi trường (Nguồn: Báo TNMT)

PV: Ngoài những mặt tích cực, Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi có khắc phục những bất cập, hạn chế của Nghị định 08 hiện hành hay không thưa ông?

Ông Hoàng Dương Tùng: Quá trình triển khai trong thực thực tế phức tạp hơn văn bản và mình cũng cần phải điều chỉnh, sửa đổi thêm.

Luật bảo vệ môi trường 2020 có nhiều điểm tiến bộ nhưng mà có vẻ như Nghị định 08 lại siết lại. Tinh thần hậu kiểm cần phải được phát huy mạnh mẽ hơn, thể hiện rõ hơn nữa trong Nghị định này.

Thứ hai, tiếp tục rà soát lại các đối tượng, quy mô, công suất, phân cấp mạnh mẽ hơn cho các địa phương mạnh mẽ hơn, thông thoáng hơn, đồng thời cập nhật, bổ sung phải có hướng dẫn chi tiết hơn, hướng dẫn cho một số ngành cụ thể. Bây giờ chỉ một mẫu chung hướng dẫn làm ĐTM, hướng dẫn xin cấp giấy phép, thay đổi giấy phép cho tất cả các ngành. Do vậy, khi làm người ta rất lúng túng.

Dự thảo Nghị định 08 đang sửa đổi chưa khắc phục được vấn đề hạn chế quyền của doanh nghiệp, chưa theo đúng tinh thần của Luật Tài nguyên môi trường. Luật Bảo vệ môi trường quy định, các doanh nghiệp mà phải đánh giá tác động môi trường, phải xử lý các chất thải, xây dựng các công trình xử lý chất thải  như công trình xử lý nước thải phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm.

Thế nhưng, Nghị định 08 hiện hành quy định chỉ được nộp hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường sau khi vận hành thử nghiệm, tức là hạn chế quyền của doanh nghiệp, khiến cho nhiều trường hợp xây dựng xong mới xin cấp phép, có trường hợp người ta xin phép, hạn chế quyền không đúng theo tinh thần của Luật.     

PV: Nếu Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi được thông qua, những đối tượng nào sẽ chịu tác động thưa ông?

Ông Hoàng Dương Tùng: Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi tác động đến cả doanh nghiệp, cả các cơ quan quản lý nhà nước, cả cấp bộ. lẫn cấp tỉnh và cấp huyện. Nó sẽ tác động tích cực nếu mà các tỉnh chuẩn bị các năng lực của mình.

Thứ hai là khi phân cấp, các hướng dẫn phải cụ thể, mới có làm nhanh và tốt được. Điều nà rất cần sự vào cuộc nhiều hơn nữa của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thứ ba, việc phân cấp cho các địa phương là một thách thức, nhưng cũng là cơ hội để cho ngành môi trường áp dụng chuyển đổi số trong quản lý, tăng cường  số hóa, xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia và tăng cường công tác xử lý số liệu.

Do vậy, các địa phương phải tập trung vào việc nâng cao năng lực cán bộ trong chuyển đổi số. Vì bây giờ đã thực hiện phân cấp đến cấp quận, huyện, nếu làm không khéo sẽ vỡ trận. Bài học kinh nghiệm của một số nước đã cho thấy, nếu không có hướng dẫn cụ thể, không nâng cao năng lực cả về  trình độ và công nghệ sẽ dễ bị ách tắc ở tất cả các khâu.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT CHUYÊN NGÀNH

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo, Phó Chủ tịch đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng cho rằng, việc cấp giấy phép môi trường, đánh giá tác động môi trường không thể quy định chung chung và chỉ do Bộ Tài Nguyên môi trường thực hiện mà tùy từng dự án cụ thể và phải căn cứ theo các Luật liên quan:

Luật Bảo vệ môi trường còn 2 vấn đề: liên quan đến Luật chuyên ngành, một là Luật tài nguyên nước, hai là Luật bảo vệ rừng, ba là Luật Khoáng sản, nó phải có Luật chuyên ngành, việc phân cấp nó phải cụ thể. Quốc hội vừa rồi có cái quy chế đặc thù đối với một số tỉnh, quy chếcđặc thù đối với việc triển khai các công trình trọng điểm quốc gia, tức là phải có một Nghị quyết trên các luật hiện hành. Còn báo cáo tác động chỉ là một thành phần của dự án thôi.

Ví dụ, báo cáo tác động môi trường thông qua, nhưng mà bây giờ liên quan đến chuyển đổi mục đích rừng tự nhiên, thẩm quyền thuộc ai? Cái đó thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển trình. Ví dụ đường cao tốc phía Đông, và đường Trường Sơn Đông đang vướng về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đâu phải đơn giản đâu, cho nên thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ. Nếu lớn trên 50 ha rừng tự nhiên là phải thông qua Quốc hội, chứ cái này không thể nói phân cấp theo sản phẩm được.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo, Đoàn Đại biểu Quốc hội tình Lâm Đồng. (Nguồn : Quochoi.vn)

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo, Đoàn Đại biểu Quốc hội tình Lâm Đồng. (Nguồn : Quochoi.vn)

Thứ hai là khai thác khoáng sản, tất cả khai khoáng sản hiện nay là phải có quy trình trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu, vùng mỏ, rồi bắt đầu mới được cấp. Những cái nào nằm trong 8 dự án Quốc gia vừa rồi thông qua Quốc hội thì mới được áp dụng quy chế đặc thù đó, còn tất cả các dự án khác thì vẫn áp dụng theo luật thông thường, một là Luật Tài nguyên nước, hai Luật Bảo vệ rừng, ba Luật Khoáng sản. Chứ Bộ Tài nguyên Môi trường không phải là trọng yếu, là quyết định tất cả. Cái gì mà Quốc hội thông qua nghị quyết thì cái đó mới áp dụng cơ chế đặc thù.

Đây là một vấn đề đặt ra trong thực tiễn, có cái thuận cho các dự án, còn những trường hợp khác thì phải xin phép đàng hoàng. Ví dụ như một công trình B nào đó mà không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết Quốc hội thì phải áp dụng pháp Luật thông thường.

Ảnh minh họa (Q.H)

Ảnh minh họa (Q.H)

Các cơ sở, dự án có quy mô công suất nhỏ hay mỗi lần điều chỉnh nâng công suất muốn có đánh giá tác động môi trưởng hay giấy cấp phép môi trường đều phải xin ý kiến từ Bộ Tài nguyên và môi trường gây mất thời gian đi lại cho doanh nghiệp và gây khó khăn trong công tác quản lý.

Những quy định mới của Dự thảo Nghị định 08 sửa đổi sẽ khắc phục những bất cập trên, giảm các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước?

 

Bạn có ý kiến gì về các quy định mới của Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường?

 Nếu được ban hành, các quy định mới của Dự thảo Nghị định 08 có tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc hiện nay của các cơ sở, doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục liên quan đến đánh giá tác động môi trường ?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo Nghị định qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài Nguyên và môi trường.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” trong khung giờ “FM91 chiều”, thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần trên VOV Giao thông FM 91MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng Podcasts dành cho di động: Spotify, Apple Podcasts và Google Podcasts.

 

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thời gian gần đây, một số dư luận truyền tai nhau “mẹo” thuê bằng lái để đối phó phạt nguội, nhất là với những lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ đến mức bị tước giấy phép lái xe. Vậy, có những lổ hổng nào dẫn tới tình trạng này và cần bịt những lổ hổng này thế nào?

Cơ chế thu hút tín dụng xanh cho phát triển bền vững

Cơ chế thu hút tín dụng xanh cho phát triển bền vững

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn là một xu hướng phát triển tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới nhưng đòi hỏi phài có các dự án xanh và cần các nguồn tín dụng xanh.

Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, kết thúc tuần giao dịch 22–28/4, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức độ biến động lớn. Mặc dù xu hướng giá có phần trái chiều, nhưng lực mua áp đảo hơn đã kéo chỉ số MXV-Index tăng 0,22% lên 2.334 điểm, đạt mức cao nhất trong 9 tháng qua.

Hỗ trợ 35.000 - 55.000 đồng/kg khi tiêu hủy gia súc, gia cầm

Hỗ trợ 35.000 - 55.000 đồng/kg khi tiêu hủy gia súc, gia cầm

Bộ NN&PTNT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật. Trong đó, ban soạn thảo đã đề xuất nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ cho cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cũng như người tham gia phòng, chống dịch bệnh.

Kích cầu du lịch nội địa: “Bài toán” tổ chức và chia sẻ lợi ích

Kích cầu du lịch nội địa: “Bài toán” tổ chức và chia sẻ lợi ích

Năm 2024, bên cạnh mục tiêu đón 18 triệu khách quốc tế, ngành du lịch cũng kỳ vọng phục vụ 110 triệu khách nội địa. Tuy nhiên, giá vé máy bay tăng cao đang là rào cản lớn, bởi chi phí di chuyển bằng đường hàng không có thể chiếm tới 50% giá tour.

Làm nông thời công nghệ vừa an nhàn, vừa kinh tế

Làm nông thời công nghệ vừa an nhàn, vừa kinh tế

những năm gần đây, nông nghiệp ĐBSCL đã có những bước phát triển vượt bậc, ghi nhận được sản lượng lúa, trái cây tăng cao, chất lượng vượt trội hơn. Có được thành quả đó một phần nhờ vào việc nông dân đã mạnh dạn đầu tư hơn vào máy móc công nghệ...

Thiếu máy bay, hàng không ráo riết tìm thuê chuẩn bị cho cao điểm hè

Thiếu máy bay, hàng không ráo riết tìm thuê chuẩn bị cho cao điểm hè

Ngành hàng không toàn cầu từ vài tháng trở lại đây đã lâm vào tình trạng không chỉ thiếu hụt về nhân lực, mà cả về máy bay. Điều này khiến giá thuê máy bay tăng lên nhanh chóng, trong khi nhiều hãng bắt đầu tính tới phương án sử dụng những chiếc máy bay cũ hơn, vốn bị bỏ lại trong thời kì COVID-19.