TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
XE MÁY PHẢI KIỂM ĐỊNH KHÍ THẢI ĐỊNH KỲ
Được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ, Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an soạn thảo; gồm 9 chương, 81 Điều, gồm: Những quy định chung; Quy tắc giao thông đường bộ; Phương tiện giao thông đường bộ; Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ…
Đáng chú ý, tại dự thảo Luật này, Bộ Công an đề xuất quy định: trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35 m không được ngồi ghế trước ôtô. Trẻ dưới 4 tuổi phải có ghế thiết kế dành cho trẻ, trừ ôtô kinh doanh vận tải hành khách. Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ.
Đặc biệt, tại dự thảo Luật lần này, Bộ Công an đã đề xuất bắt buộc mô tô, xe gắn máy cũng phải kiểm tra khí thải. Theo đó, xe mô tô, xe gắn máy phải được kiểm định theo quy định của pháp luật về môi trường, việc kiểm định khí thải được thực hiện tại các trạm kiểm định khí thải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Theo lý giải của Bộ Công an, lý do đề xuất kiểm soát khí thải định kỳ đối với mô tô, xe gắn máy là nhằm bảo vệ quyền được sống trong môi trường ít phát thải ô nhiễm, giảm thiểu các tác động về môi trường của phương tiện tham gia giao thông.
Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm kiểm tra khí thải xe mô tô, xe gắn máy; quy định trình tự, thủ tục đánh giá và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho trạm kiểm tra khí thải xe mô tô, xe gắn máy, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cải tạo, kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; kiểm định khí thải xe cơ giới; quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới thuộc đối tượng nghiên cứu phát triển có nhu cầu tham gia giao thông đường bộ.
Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đã được Bộ Công an lấy ý kiến rộng rãi các Bộ, ngành, địa phương. Dự kiến dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tổ chức vào tháng 10 năm nay.
CHI PHÍ PHÙ HỢP
Vì sao Bộ Công an đề xuất phải kiểm soát khí thải xe máy? Công cụ này, giải pháp nào để thực hiện việc kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy?
Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên – Môi trường.
PV: Thưa ông, Bộ Công an đang đề xuất việc kiểm soát khí thải xe máy. Quan điểm của ông về đề xuất này như thế nào?
Ông Hoàng Dương Tùng: Việc kiểm soát khí thải xe máy nếu chúng ta có cách thì cũng không phải là khó. Chúng ta đã có kinh nghiệm của nhiều nước. Hiện nay người dân cũng thấy băn khoăn hai việc, một là liệu họ có bị phiền toái quá không, mất thời gian không, cái thứ hai là có mất nhiều tiền không? Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta biết cách để triển khai thì vấn đề phải hoàn toàn có thể giải quyết được.
Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta nên truyền thông nhiều hơn, mạnh mẽ hơn để thấy rằng việc triển khai cũng không phải là khó. Tôi lấy ví dụ như về chi phí khoảng 50 nghìn đồng/1 năm/ 1 lần thì tôi nghĩ là hoàn toàn phù hợp với mức chi trả của người dân hiện nay, tức là người ta chỉ tốn mỗi 1.000 đồng cho một tuần, mà tác động của nó rất lớn.
Thứ hai nữa là về các thủ tục thì các nước đối với xe máy thì người ta làm như thế nào? Người ta sẽ đưa vào các trạm sửa chữa xe máy mà đủ các điều kiện, tức là anh có thể đăng ký, với những phương tiện, con người và các hệ thống quản lý tốt và thời gian đấy thì cũng rất nhanh. Bây giờ công nghệ phát triển, các thiết bị cũng rất rẻ, hoàn toàn chúng ta có thể yên tâm, làm được.
Tôi nghĩ rằng mỗi một hành động nhỏ của từng người có xe máy, mình chịu khó, hơn mình đi đăng kiểm, rồi mình bảo dưỡng thì sẽ tác dụng rất lớn để đảm bảo, làm sạch cho bầu không khí.
PV: Hiện nay các điểm sửa xe tương đối nhỏ lẻ, liệu những đối tượng như vậy họ có thể tham gia kiểm định khí thải?
Ông Hoàng Dương Tùng: Ở đây không có chuyện lớn hay nhỏ, mà anh có năng lực hay không. Thứ nhất, anh phải có năng lực là các trang thiết bị. Thứ hai là anh phải có con người. Hiện nay các Bộ: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ GTVT cũng đang xây dựng theo hướng như vậy.
Như vậy, bất kỳ ai nếu đáp ứng được yêu cầu thì đều có thể làm được và như thế người ta sẽ kiểm tra, kiểm soát chất lượng khí thải xe máy. như vậy thì tôi nghĩ rằng cái hoàn toàn có thể được nếu có đủ những năng lực.
PV: Ông có lo ngại phát sinh chi phí cho chủ phương tiện xe máy nếu như phương tiện mà không đạt và đó sẽ trở thành nguyên nhân khiến họ không mặn mà hoặc cố tình trốn tránh việc kiểm định không?
Ông Hoàng Dương Tùng: Chúng ta thấy rằng là nếu người ta chỉ sửa những cái bugi, nhưng cái lọc gió, những cái gì thông thường, không tốn nhiều thì tôi nghĩ rằng cái đấy hoàn toàn hợp lý. Không thể lấy lý do như thế mà người ta từ chối được.
Ví dụ như là hàng năm, anh phải bỏ ra để anh bảo trì, nó vừa là lợi ích cho xe của anh, an toàn hơn, tiết kiệm xăng hơn, vừa là bảo vệ môi trường. Như thế thì chắc là người dân cũng đồng tình ủng hộ thôi.
PV: Xin cảm ơn ông!
CẦN LÀM GÌ ĐỂ KHẢ THI?
Việc kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy nếu được thông qua sẽ có những tác động xã hội như thế nào? PV VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội về nội dung này:
PV: Thưa ông, ông có ý kiến như thế nào về đề xuất kiểm soát khí thải xe máy đặt ra tại dự thảo Luật?
Ông Phạm Trọng Nghĩa: Tôi rất ủng hộ các giải pháp kiểm soát khí thải của các phương tiện giao thông đường bộ nói chung, trong đó có mô tô, xe máy, một mặt sẽ đảm bảo đời sống của người dân về môi trường.
Khi chúng ta có các giải pháp để quản lý tốt được khí thải phát thải từ các phương tiện giao thông đường bộ; cũng là một trong các điều kiện để chúng ta thực hiện các cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP 2016 – Chính phủ Việt Nam cũng cam kết lộ trình phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
PV: Theo ông, cần có những lưu ý gì khi thực hiện việc kiểm soát khí thải mô tô, xe máy?
Ông Phạm Trọng Nghĩa: Chúng ta cần đánh giá tính khả thi cũng như những tác động về mặt kinh tế- xã hội của quy định này, trên cơ sở đó chúng ta cần phải có lộ trình phù hợp.
Bởi vì thực tế ở nước ta có khoảng 70 triệu xe mô tô, xe gắn máy, một mặt gây ra nhiều khí thải tại các khu đô thị, nhưng mặt khác đối với nhiều người đó là phương tiện duy nhất, vừa là phương tiện để đi lại, vừa là phương tiện để kiếm sống.
Vì vậy khi chúng ta đưa ra các yêu cầu xe mô tô, xe gắn máy cần phải kiểm định khí thải thì chúng ta cần đánh giá kỹ việc thực hiện quy định này; bao lâu phải kiểm định…
Thứ 2 là chúng ta phải đánh giá được chi phí của việc kiểm định này. Ví dụ Hà Nội có 6 triệu xe thì có 3 triệu xe đã cũ, như vậy, khi chúng ta đặt vấn đề các phương tiện này phải kiểm định khí thải thì chi phí kiểm định khí thải đối với chủ sở hữu, chủ sử dụng những phương tiện đó là bao nhiêu và cái tác động đến hoạt động đi lại cũng như hoạt động tìm kiếm thu nhập của họ như thế nào…
Cùng với kiểm soát khí thải của xe gắn máy, chúng ta phải có thứ tự ưu tiên và cần có lộ trình và có giải pháp đồng thời mang tính chất thay thế các phương tiện đã có. Ví dụ như Chính phủ phải có những chính sách khuyến khích những người dân đang sử dụng những xe máy cũ chuyển đổi sang sử dụng xe máy mới hoặc sang những loại xe máy điện chẳng hạn.
Ưu đãi về thuế cho các cơ sở sản xuất hay hỗ trợ trực tiếp cho những người mua. Thứ 2 chúng ta phải có các lộ trình, đưa ra các quy định làm rào cản cho các xe máy cũ, khi đi vào các khu đô thị thì phải kiểm định… Cần phải có các giải pháp tổng thể như vậy mới khả thi.
PV: Theo ông, nếu quy định này được ban hành và trở thành hiện thực, thì nó sẽ có tác động xã hội như thế nào?
Ông Phạm Trọng Nghĩa: Về mặt tích cực, khi chúng ta kiểm soát được, sẽ giảm được lượng khí thải phát ra và từ đó góp phần bảo vệ môi trường và làm cho môi trường xanh, sạch hơn.
Nhưng nó cũng có những tác động về mặt xã hội như tôi phân tích đó là số lượng xe gắn máy ở Việt Nam chúng ta rất lớn. Với nhiều người dân, xe gắn máy vừa là tài sản, vừa là phương tiện đi lại trực tiếp tạo ra nguồn thu nhập.
Khi chúng ta đưa ra các quy định chặt chẽ về môi trường như vậy thì sẽ loại ra rất nhiều những xe không đủ điều kiện để tham gia giao thông. Như vậy đồng nghĩa với việc những người chủ sử dụng những phương tiện như vậy người ta sẽ không có phương tiện để đi làm.
Thứ 2 là đối với những người mà phương tiện của họ đủ điều kiện thì người ta cũng sẽ phải bỏ ra một phần chi phí để thực hiện nghĩa vụ đăng kiểm. Vậy là về mặt xã hội cũng có những tác động nhất định.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo một nghiên cứu do Viện Khoa học Công nghệ GTVT thực hiện gần đây cho thấy, tỷ lệ xe máy tại TP. HCM không đạt tiêu chuẩn về khí thải khoảng hơn 17%, Đà Nẵng hơn 25% và TP. Hà Nội hơn 54%. Các xe qua 5 năm sử dụng bắt đầu có xu hướng phát thải vượt quy định, còn những xe trên 10 năm sử dụng có tỷ lệ bị lỗi khí thải rất cao. Điều đó cho thấy, việc kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy là rất cần thiết.
Vì vậy, dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đã kiến nghị bắt buộc thực hiện kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy, nhằm khắc phục những bất cập này.
Bạn kỳ vọng gì vào dự luật này? Nếu được ban hành, các quy định mới của dự luật sẽ có những tác động xã hội như thế nào?
Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an.
--
Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” khung giờ FM91 chiều thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: sportify, aple podcast và google podcast.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
Ngày 20/12, Sở GTVT Hà Nội có thông báo hướng dẫn phân luồng giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán.
Mới đây, nhiều người dân phố cổ phản ánh về tình trạng tái chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán, nhất là khi các dịp lễ lớn trong năm sắp đến.