Hà Nội: Cháy nhà dân trên phố Khâm Thiên
Phát hiện cháy, chủ nhà và người dân đã nhanh chóng tiến hành dập lửa và báo cho cơ quan chức năng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tại TP.HCM, theo Ban chỉ huy dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án đường vành đai 3, dự án đoạn qua địa bàn thành phố đã được các địa phươg bàn giao hơn 334ha trên tổng số 410,5ha cần thu hồi, đạt 81,5%.
Một số địa phương đạt tỷ lệ bàn giao đất rất cao như huyện Hóc Môn (95%), huyện Bình Chánh (86%), huyện Củ Chi là 76% và TP Thủ Đức khoảng gần 50%. Như vậy, TP.HCM đã bàn giao vượt chỉ tiêu mặt bằng và đủ điều kiện để khởi công dự án sớm hơn so với dự kiến. Có được điều này đó là nhờ nỗ lực của các ban ngành và sự đồng thuận của người dân thành phố.
"Dự án vành đai 3 này thì đợt đầu cô đã hiến hơn 2000 mét vuông rồi, bây giờ chỉ còn 18 mét vuông nữa thôi thì cô cũng đồng ý hiến hết để cho nhà nước làm đường cho tốt, dân chúng đi cho nó được thuận lợi hơn."
"Gia đình mình là 124,7 mét, thì mình cũng đồng thuận với chủ trương của Chính phủ để làm dự án Vành đai 3."
"Hỗ trợ cho dân về cái phần nghề nghiệp nên cũng thêm được 1 số tiền để mình có thể làm ăn thêm. Thì nhà nước cũng nên phát huy."
Theo ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM, lâu nay giải phóng mặt bằng là khâu đáng lo nhất nhưng với kết quả như hiện nay là rất đáng mừng và ngoài mong đợi. Theo kế hoạch, đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ được khởi công vào ngày 18/6, thay vì cuối tháng 6 như trước đó.
“Song song với cái việc chuẩn bị công tác mặt bằng cho khởi công, thi công dự án đường Vành đai 2 thì công tác đấu thầu, chọn lựa các nhà thầu xây lắp, chọn tư vấn giám sát cũng đang được triển khai đúng theo tiến độ. Và chúng ta đang hướng tới mục tiêu là sẽ khởi công đồng loạt các gói thầu trên 4 địa bàn của TP.HCM trước ngày 30 tháng 6 năm nay..”.
Còn tại tỉnh Long An, nơi dự án đi qua 3 xã Mỹ Yên, Tân Hòa và Tân Bửu thuộc huyện Bến Lức. Hiện huyện Bến Lức đã tiến hành chi trả cho gần 400 hộ dân bị ảnh hưởng từ cuối tháng 3. Đến nay, tổng mặt bằng thu hồi đạt gần 41/43 ha, đạt tỉ lệ hơn 95%.
Ông Đặng Hoàng Tuấn (Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Long An) cho biết, tỉnh đã hoàn thành phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt kết quả thẩm định; phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật hạng mục di dời đường điện trung hạ thế, ký hợp đồng các gói thầu tư vấn và các đơn vị tư vấn đã hoàn thành công tác khảo sát, đang triển khai lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật…ông Tuấn khẳng định, tỉnh Long An đã sẵn sàng cho việc khởi công dự án vào tháng 6 như tiến độ đề ra.
“Hiện nay, về công tác chuẩn bị đến nay đã rất thuận lợi, như vậy thì song song với 2 dự án, 1 nhà dự án giải phóng mặt bằng, thứ 2 là dự án xây lắp thì chúng tôi cũng đã triển khai rồi. Bên cạnh đó thì chúng tôi cũng sẽ theo dõi, giám sát chặt khâu thiết kế để đảm bảo vệ chất lượng”.
Một địa phương khác là tỉnh Bình Dương cũng có dự án đường vành đai 3 đi qua 3 thành phố là Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An, với hơn 1.500 trường hợp bị ảnh hưởng. Thủ Dầu Một là địa phương đầu tiên chi trả tiền bồi thường cho người dân, với 215 hộ bị ảnh hưởng.
Theo ông Nguyễn Thanh Thuận (Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Bình Dương) hiện tại, các địa phương đang rất nỗ lực thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để khởi công đường Vành đai 3 đúng tiến độ: “Bàn giao mặt bằng thực hiện Dự án Vành đai 3 được 67ha. Theo dự kiến, theo tinh thần chỉ đạo thì các sở ngành, các địa phương sẽ cố gắng triển khai thi công dự án vào ngày 30/6 những đoạn có mặt bằng, như nút giao Bình Chuẩn, cầu Bình Gởi. Trong ngày 10/6 và 12/6 sẽ mở thầu 2 gói thầu, 30/6 sẽ triển khai trước 2 gói thầu này”.
Riêng tỉnh Đồng Nai sẽ chậm tiến độ khởi công như kế hoạch. Đến nay, các cơ quan chức năng của tỉnh vẫn đang cố gắng hoàn thiện thủ tục và giải phóng mặt bằng. Trong trường hợp không thể khởi công trước ngày 30/6, tỉnh sẽ khởi công dự án chậm nhất là 10 ngày sau đó.
Dự án vành đai 3 TP.HCM được kỳ vọng là xung lực phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mang theo mong mỏi của 20 triệu của người dân trong vùng, mở ra không gian mới và tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Cách làm của ban quản lý dự án cũng thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và sớm đưa công trình trọng điểm Quốc gia vào hoạt động./.
Phát hiện cháy, chủ nhà và người dân đã nhanh chóng tiến hành dập lửa và báo cho cơ quan chức năng.
Dọc theo Kênh Tẻ (đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP. HCM) trải dài chừng 500m từ hầm cầu Tân Thuận 2, là hàng chục chiếc ghe, thuyền tụ lại thành xóm thương hồ. Họ phần lớn là những người dân miền tây men theo sông nước đến Sài Gòn và chọn Kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh.
Cách đây 4 năm, TP Cần Thơ rà soát và phát hiện hơn 100 khu dân cư tự phát, đến nay chưa có hướng xử lý dứt điểm. Trong khi đó, một bộ phận lợi dụng nhu cầu về nhà ở để phân lô, bán nền sai quy định gây khó khăn cho công tác quản lý và thiệt thòi cho người mua.
Tài xế N.P.V phân trần, dù thường xuyên chở vật liệu xây dựng lưu thông trên Quốc lộ 6, nhưng đây là lần đầu tiên bị lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện lỗi chở quá tải...
Người dân vẫn cần mang giấy tờ gốc (bản cứng) khi tham gia giao thông do CSGT chưa áp dụng kiểm tra điện tử.
Tình trạng xe máy đi vào cao tốc, đường cấm thời gian gần đây diễn biến phức tạp, tỷ lệ vi phạm có chiều hướng tăng bất chấp những vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra không ít.
Để giải bài toán ùn tắc, tai nạn giao thông, TP.HCM đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm điều hành giao thông thông minh đầu tiên trong cả nước, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý điều hành giao thông. Từ đó mang lại hiệu quả lớn, tác động tích cực nhiều khía cạnh của đời sống, lĩnh vực KT-XH..