Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Thi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ: Xây 1 đường “bít” 3 đường

Kim Loan : Thứ sáu 09/06/2023, 06:24 (GMT+7)

Công trình đường bộ cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ là dự án trọng điểm quốc gia, giúp rút ngắn thời gian đi TP.HCM về Cần Thơ từ 04 giờ xuống còn 02 giờ, “chia lửa” phương tiện với Quốc lộ 1A và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL.

Tuy nhiên, khi dự án được triển khai qua địa phận huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã phát sinh bất cập, gây khó khăn cho người dân sản xuất nông nghiệp vì bị “bít” 3 đường.

Công trường xây dựng cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đã san lấp nhiều đường nước hiện hữu khiến diện tích quanh dự án thiếu nước cho sản xuất.

Công trường xây dựng cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đã san lấp nhiều đường nước hiện hữu khiến diện tích quanh dự án thiếu nước cho sản xuất.

“3 đường” bị “bít” được nhắc đến trong quá trình triển khai dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ đoạn qua xã Khánh và An Phú Thuận (huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) đó là: Đường nước, đường đi và đường điện. Câu chuyện bắt đầu khi những mẫu đất của người dân bị chia cắt làm đôi và người sở hữu thì bị “cách ly” với đất bởi công trình này.

Đơn cử là trường hợp của anh Lâm Hoàng Nhơn, có 01 hecta đất canh tác lúa đã bị ngăn cách làm đôi suốt 2 năm nay. Dự án không có đường dân sinh, không có cầu nối bắt qua kênh – rạch để phục vụ đi đứng, vận chuyển vật tư nông nghiệp. Anh Nhơn rất khó khăn để đi được đến ruộng của mình bón phân và thu hoạch.

Anh Lâm Hoàng Nhơn – ngụ xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp than thở: “Trước đây chưa có đường cao tốc này thì bà con sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi vì có đường đi và đường nước tưới tiêu. Nhưng do đường cao tốc này xây dựng cắt qua thì mình không có đường đi vào ruộng”

Cao tốc cắt các thửa thất của người dân làm đôi nhưng lại không có đường dân sinh song song nên người dân không thể đi đến được ruộng của mình.

Cao tốc cắt các thửa thất của người dân làm đôi nhưng lại không có đường dân sinh song song nên người dân không thể đi đến được ruộng của mình.

Trong lúc thi công, một số đường nước hiện hữu đã bị san lấp, đơn vị thi công có đặt cống tạm nhưng lại mang “công năng ngược”. Vào mùa khô thì nước dẫn vào không đủ cho sản xuất, cuối mùa lũ lại thoát nước ra không kịp để gieo sạ lúa Đông Xuân. Đời sống sinh hoạt hàng trăm hộ dân bị thiếu nước dùng.

Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng đã làm xuống cấp nghiêm trọng cầu đường nông thôn, dẫn đến hiện trạng không đảm bảo an toàn giao thông. Các phương tiện xà lan chở cát, đá… lưu thông ở mức độ cao đã “góp phần” gây ra tình trạng sạt lở. Lưới điện hạ thế cũng bị tháo dỡ mà không có phương án đảm bảo năng lượng sinh hoạt và sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Thạnh – ngụ xã An Khánh, huyện Châu Thành bức xúc: “Từ khi có đường cao tốc thì người dân sống ở cụm này mất luôn đường giao thông và đường nước. Thêm nữa, mất luôn đường điện, buộc phải đi kéo nhờ ( câu đuôi) nên cơ bản không có ổn định. Đây là nỗi bức xúc rất lớn.”

Do gặp khó khăn về đường nước tưới tiêu nên đã có 60 hecta lúa bị ảnh hưởng năng suất. UBND tỉnh Đồng Tháp đã đề nghị Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư) khẩn trương thi công khắc phục kịp thời các tuyến cầu - đường bị ảnh hưởng và khôi phục lại đường nước phục vụ sản xuất.

Hơn 100 hộ dân ở đây lo sợ, hết 2023, dự án hoàn thành, đưa vào khai thác mà không kịp xây dựng đường dân sinh ( đường gom) thì nông dân 'khóc ròng' không biết 'kêu cứu' với ai

Hơn 100 hộ dân ở đây lo sợ, hết 2023, dự án hoàn thành, đưa vào khai thác mà không kịp xây dựng đường dân sinh ( đường gom) thì nông dân "khóc ròng" không biết "kêu cứu" với ai

Ông Nguyễn Đức Thọ Trường, Đại diện Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết: “Tới tháng 11 thì đơn vị sẽ triển khai công tác thi công sữa chữa  để trả lại đường dân sinh cho người dân. Hiện nay trên cơ sở cáo của địa phương thì đơn bị sẽ cập nhật nội dung này vào báo cáo chung của đơn vị để báo cáo và xin chỉ đạo từ Bộ GTVT”

Trong bản thiết kế, dự án cáo tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ đi qua địa phận huyện Châu Thành, Đồng Tháp không có đường dân sinh (đường gom). UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận phối hợp với Sở GTVT tải kiến nghị Bộ GTVT xem xét, bổ sung đầu tư mới 5 đoạn đường gom (dài 7km) dọc hai bên tuyến cao tốc nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Dự án xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (giai đoạn 1) do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, thuộc Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Tổng chiều dài 23 km, đi qua 02 địa phương Đồng Tháp và Vĩnh Long, kế hoạch hoàn thành cuối năm 2023. Nếu công tác đề xuất và bổ sung đường dân sinh chậm, dự án hoàn thành, thì lúc đó người dân biết “kêu cứu” với ai! 

Kim Loan /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.