Cần xem đường sắt tốc độ cao là hạ tầng chiến lược quốc gia
Đường sắt tốc độ cao là hạ tầng chiến lược để giúp phát triển, nâng cao liên kết vùng miền đặc biệt với những thành phố nhỏ, vùng miền xa xôi.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Bộ GTVT vừa ban hành Thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Đình Thọ tại cuộc họp về công tác quản lý, khai thác tuyến Cam Lộ - La Sơn thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.
Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn được đưa vào khai thác kể từ ngày 31/12/2022. Tuy nhiên, sau một thời gian vận hành, tuyến đường đã xuất hiện một số vấn đề cần được khắc phục.
Theo báo cáo của Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh, một số bất cấp trên tuyến đường gồm: Các vị trí bố trí vạch sơn tim nét liền cấm vượt xe (đặc biệt là các đoạn lên dốc), tốc độ xe tải thường rất chậm (khoảng 20-30km/h) dẫn đến xe xếp hàng lên dốc, giảm năng lực thông hành của tuyến và là nguyên nhân hằn lún vệt bánh xe nhất là trong môi trường khí hậu nắng, nóng.
Ngoài ra, trên tuyến cũng chưa đầu tư trạm dừng nghỉ; chưa có biển báo chỉ dẫn về vị trí, số lượng nút giao, vị trí dừng nghỉ…; Chưa đồng bộ phương án tổ chức giao thông giữa đoạn tuyến Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Hòa Liên.
Để hạn chế những bất cập nêu trên, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã yêu cầu Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh nghiên cứu phương án tổ chức giao thông theo hướng sử dụng vạch sơn tim đường là vạch 1.2 (nét liền, xe không được phép vượt) đối với đoạn tuyến có tầm nhìn không đảm bảo an toàn vượt xe và vạch 1.1 (nét đứt, xe được phép vượt) đối với đoạn tuyến đảm bảo tầm nhìn.
Đồng thời, điều chỉnh vị trí vạch sơn phân chia giữa làn xe chạy và làn dừng khẩn cấp (vạch sơn 3.1) thành vạch xác định mép ngoài phần xe chạy; Bố trí một số vị trí dừng nghỉ dọc tuyến (tận dụng tại các vị trí nền hoàn chỉnh) tại khoảng giữa các nút giao; Bổ sung một số biển báo chỉ dẫn theo đề nghị của Cục Đường bộ Việt Nam.
Bộ GTVT cũng yêu cầu Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ về chất lượng các công trình đã thi công và công tác hoàn thiện hiện trường, hồ sơ liên quan để bàn giao cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý, vận hành, khai thác.
Đường sắt tốc độ cao là hạ tầng chiến lược để giúp phát triển, nâng cao liên kết vùng miền đặc biệt với những thành phố nhỏ, vùng miền xa xôi.
Chỉ từ ngày 1 - 6/10, trong đợt cao điểm xử lý học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ, lực lượng CSGT thủ đô đã xử lý gần 1850 trường hợp vi phạm, tạm giữ hơn 1000 phương tiện các loại.
Sẽ tăng nặng hơn chế tài xử phạt đối với hành vi đi lùi, đi ngược chiều trên cao tốc, Đây là đề xuất mới nhất của Bộ Công an trong Dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông ở lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Bất động sản dọc hai bên vành đai 4 đang liên tục tăng giá khi Hà Nội tăng tốc tiến độ triển khai tuyến vành đai này.
Mới đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao 350 km/h trên trục Bắc – Nam với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 67 tỷ USD.
Cho dù hiện nợ công của ngành đường sắt đang rất lớn, nhưng tại sao Trung Quốc vẫn duy trì đầu tư? Đó là bởi đầu tư vào đường sắt, không nên chỉ nhìn nhận vào lời lãi, mà cần nhìn cả vào cơ hội phát triển kinh tế vùng, miền.
Tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng của năm ước đạt xấp xỉ 1,45 triệu tỷ đồng, đạt 85% dự toán năm và tăng gần 18% so với cùng kỳ năm 2023, qua đây cho thấy sự phục hồi và khả quan của nền kinh tế.