Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

BRT Hà Nội: Hiệu quả hay không?

Phạm Trung Tuyến: Thứ hai 21/11/2022, 07:00 (GMT+7)

Nếu nhìn vào sản lượng để đánh giá hiệu quả của BRT thì không có gì phải tranh luận. Nhưng hiệu quả của một dự án nói chung – và đặc biệt là hiệu quả giảm ùn tắc giao thông, thì sản lượng là một con số rất…ít liên quan.

Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên có những khác biệt giữa đánh giá của người dân với những kết luận của Thành phố Hà Nội – cũng nhân danh ý kiến của người dân, về dự án này.

Và cũng chính sự khác biệt đó khiến cho BRT, dù hoạt động 5 năm với rất nhiều ý kiến trái chiều, nhưng chưa từng được đánh giá tổng thể một cách khách quan để tìm hướng đi phù hợp.

3754

Có lẽ câu chuyện BRT Hà Nội là một điển hình về sự bất đồng trong truyền thuyết đô thị. Trong kiến nghị gửi Hội đồng nhân dân thành phố trước kỳ họp thứ 10, dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 12, cử tri Hà Nội cho rằng sau 5 năm hoạt động, dự án không đạt được kỳ vọng giảm ùn tắc giao thông.

Nhưng trong văn bản trả lời mới đây, UBND thành phố Hà Nội lại cho rằng dự án mang lại hiệu quả tích cực, được nhân dân đánh giá cao.

Rõ ràng có một sự bất đồng rất lớn trong nhân dân Hà Nội về câu chuyện này. Nhân dân nào đúng, nhân dân nào sai, nhân dân trong kiến nghị của cử tri, hay nhân dân trong báo cáo của Ủy ban?

Câu chuyện bất đồng kể trên thực ra không quá khó hiểu. Bởi, người dân đứng từ những điểm nhìn khác nhau chắc chắn sẽ có những nhận định khác nhau về cùng một vấn đề.

Dự án BRT, nếu nhìn từ điểm nhu cầu của những người có nhu cầu đi lại thuần túy theo tuyến đường này, phù hợp với hành trình và khả năng phục vụ của dự án, chắc chắn sẽ hài lòng và đánh giá cao.

Nhưng nếu đứng từ góc nhìn của những người dân có nhu cầu đi lại không phù hợp với khả năng phục vụ của dự án, nhưng buộc phải di chuyển cùng hành trình, thì chắc chắn sẽ là sự không hài lòng.

Một dự án giao thông như BRT, cung cấp một phương thức di chuyển mới trên một hạ tầng cũ, lẽ dĩ nhiên sẽ có tác động trái chiều đối với cộng đồng. Có người hưởng lợi, có người chịu tác động tiêu cực. Đó là chuyện thường tình.

Và trách nhiệm của UBND thành phố là cần có một sự đánh giá toàn diện về cả những tác động tiêu cực, cũng như tích cực để tìm ra điểm cân bằng, chứ không phải chọn những đánh giá tích cực, từ nhóm hưởng lợi để phủ nhận những lời phàn nàn từ nhóm không được hưởng lợi.

Trong báo cáo trả lời cử tri được ban hành ngày 13/10, UBND thành phố Hà Nội cho rằng dự án BRT có ưu điểm: Giảm ùn tắc giao thông cá nhân ra vào nội đô, giảm chi phí đi lại cho hành khách, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đối với các khu vực có tuyến đi qua. – Thực ra nhìn vào những ưu điểm này, điều người ta nhận ra rõ ràng nhất là cảm giác mơ hồ vì thiếu định lượng, thuần định tính, và chỉ xuất phát từ lợi ích của những người sử dụng BRT, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ dân cư dọc tuyến đường này.

Về mặt nhược điểm, báo cáo trả lời cử tri cũng chỉ nhìn từ cửa kính xe khi vắn tắt còn tình trạng lấn làn, phải chạy chung nhiều đoạn với phương tiện khác, chưa có hệ thống vé điện tử, tiếp cận nhà chờ khó…

Khi đọc văn bản trả lời này, chúng ta không khó để nhận ra vấn đề chính của câu chuyện BRT Hà Nội là tầm nhìn trong quản lý đô thị. Một dự án đã vận hành sau 5 năm nhưng chính quyền thành phố vẫn đánh giá về hiệu quả của nó thuần túy dựa trên những nhóm người hưởng lợi trực tiếp, thay vì phải đánh giá tác động của dự án đối với các lợi ích chung của thành phố.

5 năm qua, sự tồn tại của BRT Hà Nội luôn là một câu hỏi lớn: Có ánên duy trì nữa hay không? Và kết quả vẫn luôn là “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay” không có hồi kết.

5 năm đã trôi qua, đã đến lúc Hà Nội cần một cuộc đánh giá toàn diện hơn về dựn BRT, với những tác động nhiều chiều, đối với tất cả các nhóm cư dân chịu tác động, từ đó có một giải pháp cân bằng, đảm bảo hài hòa lợi ích chung của toàn thành phố. Đã đến lúc sư, vãi phải đồng lòng để chùa được yên.

Phạm Trung Tuyến/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Tích cực tháo gỡ vướng mắc mặt bằng, dồn lực thi công đường Tam Trinh

Hà Nội: Tích cực tháo gỡ vướng mắc mặt bằng, dồn lực thi công đường Tam Trinh

Nguyên nhân chậm bàn giao mặt bằng là bởi người dân còn khiếu nại về đơn giá bồi thường hỗ trợ còn thấp; nguồn gốc sử dụng đất của nhiều hộ gia đình chưa được quy định trong các văn bản pháp luật để xác định loại đất và áp mức bồi thường hỗ trợ.

Phố thuốc trăm năm

Phố thuốc trăm năm

Có bao giờ theo bước chân bộ hành, ta tình cờ bị thu hút bởi một mùi hương đặc trưng, là hương thơm dịu ngọt của hương liệu và thảo mộc, rồi bỗng dấy lên sự tò mò về cả một con phố.

Tăng thuế thuốc lá thế nào để đạt mục tiêu kép?

Tăng thuế thuốc lá thế nào để đạt mục tiêu kép?

Với 15,6 triệu người hút thuốc, Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia trên thế giới có số người hút thuốc nhiều nhất. Mỗi năm cả nước có trên 40.000 ca tử vong liên quan các bệnh do thuốc lá gây ra.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL

Ngoài các dự án đường bộ, cần tiếp tục bàn các nhiệm vụ, giải pháp triển khai các dự án các sân bay, bến cảng… cho vùng ĐBSCL. Đặc biệt, tỉnh Cà Mau phải nỗ lực hoàn thành dự án sân bay Cà Mau, máy bay cất hạ cánh được vào dịp 30/4/2025.

Đường sắt tốc độ cao sẽ là cú hích để hàng không cải thiện?

Đường sắt tốc độ cao sẽ là cú hích để hàng không cải thiện?

Với sự góp mặt của đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ngành hàng không có thể phát huy tối đa lợi thế của mình khi tập trung khai thác chặng dài. Không những thế, đường sắt tốc độ cao có thể trở thành cú hích để ngành hàng không tập trung cải thiện dịch vụ, thậm chí giảm giá vé.

Cám cảnh con hẻm ngập suốt 2 năm, bì bõm lội nước tới đầu gối

Cám cảnh con hẻm ngập suốt 2 năm, bì bõm lội nước tới đầu gối

Gần 2 năm nay, dù nắng hay mưa, hàng chục hộ dân tại hẻm 789 phường Tam Bình, TP Thủ Đức chịu cảnh ngập đến đầu gối. Cuộc sống bị ảnh hưởng vì ô nhiễm, rác nổi lềnh bềnh, đồ đạc trong nhà hư hỏng vì thấm nước. Cám cảnh đến nỗi có hộ dân phải đi thuê trọ nơi khác để sống tạm thời.

Cô giáo mầm non đam mê tái chế rác

Cô giáo mầm non đam mê tái chế rác

Chị Nguyễn Mỹ Thư, sống tại Hậu Giang hiện đang là giáo viên mầm non. Mỗi ngày, ngoài tình yêu với công việc giảng dạy, cô giáo Thư còn có niềm đam mê tái chế những vật dụng bị vứt ngoài môi trường.