Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện trò trên phố

Biết rõ nguy hiểm, vì sao vẫn giao xe máy cho con?

Phúc Tài: Thứ năm 02/11/2023, 07:39 (GMT+7)

Mặc dù lực lượng CSGT đã phối hợp với nhà trường thực hiện các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn, nhưng trong quá trình lưu thông vẫn có rất nhiều tình huống bất ngờ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho học sinh khi các em điều khiển xe máy.

Trong quá trình các em học sinh lưu thông trên đường các vị phụ huynh có suy nghĩ, cảm xúc như thế nào khi giao xe cho các em? VOV Giao thông đã có cuộc trò chuyện với một phụ huynh:

PV: Xin chào chị, mời chị hãy giới thiệu cho quý vị thính giả biết mình tên là gì?

Xin chào bạn Ngọc Tuấn và Kênh VOV Giao thông, mình là Thu Hiền là một trong số phụ huynh của bạn đang học cấp 3.

Hiện nay rất nhiều học sinh sử dụng xe máy làm phương tiện đi học hàng ngày

Hiện nay rất nhiều học sinh sử dụng xe máy làm phương tiện đi học hàng ngày

PV: Cảm ơn chị Thu Hiền đã tham gia cuộc trò chuyện của VOV Giao thông hôm nay. Như Ngọc Tuấn đã giới thiệu về chủ đề hôm nay của chương trình. Đầu tiên chị có thể chia sẻ cho tôi và quý thính giả biết cảm giác khi chị nghĩ về việc con của mình tự điều khiển xe máy đến trường, mặc dù dung tích xe dưới 50 cm3 ạ?

Chị Thu Hiền: Cũng rất là lo, giao xe máy cho bạn ý rồi nhưng thời gian bạn ý đầu thì thời gian đầu thì bố bạn vẫn kèm cặp bạn ý 1,2 tháng đầu để cùng bạn ý đi trên cung đường, dần dần khi bạn ý vững tay lái hơn thì mới chính thức giao cho bạn ý.

Thế nhưng trong quá trình bạn ý đi học thì thực sự ra cũng rất lo lắng bởi vì…mình cũng… Nói chung là nhìn các bạn bằng lứa tuổi con nhà mình đi học nhiều bạn đi cũng rất tuân thủ giao thông, đi từ tố.

Nhưng cũng có nhiều bạn vì có thể là do muộn giờ học hay là một lý do nào đấy nên bạn ý phóng cũng rất nhanh thì cũng cảm thấy nghĩ tới con mình…cảm thấy bất an, cũng không biết là trên đường có nhiều tình huống xảy ra mình không lường hết được.

PV: Ngọc Tuấn cảm nhận được sự lo lắng, bất an của chị lúc này! Khi giao xe này cho bạn nhà mình, anh chị có dặn dò gì bạn ý không ạ?

Chị Thu Hiền: Nói chung là dặn rất nhiều, và cái dặn dò đấy thường xuyên, mặc định với con là con chỉ đề dành cho đi học, chứ còn ngoài ra mình cũng không cho con phục vụ xe đó đi tự đó đi chơi được vì bạn còn trong lứa tuổi mới lớn đấy.

Cũng có thể bạn ý trốn đi mình không biết, nhưng theo mình quan sát, kiểm soát giờ giấc đó thì rất ít khi bạn ý có thể tự lấy xe tự do đi chơi.

Cũng có vài lần mình theo dõi thì bạn ý cũng nói thành thật với bố mẹ thì yên tâm. Mình cũng không cài app hay đặt định vị mà nhiều khi là cảm quan của một người mẹ hoặc bất thình lình mình gọi điện, nói thật sự ra là lòng tin thôi.

PV: Lo lắng có, dặn dò có, vậy biết rõ là dù có làm thế nào thì việc con mình tự điều khiển xe máy tới trường vẫn không khỏi bất an, vậy tại sao anh chị quyết định giao loại xe này cho cháu tới trường? Gia đình giao xe cho cháu từ năm học lớp mấy ạ?

Chị Thu Hiền:: Mình đã cho bạn ý đi vào giữa năm lớp 10. Bạn ý lên cấp 3 thì thứ nhất là không có ăn bán trú tại trường, thứ 2 bạn ý có phải học thêm và thời gian bạn ý đi học mình không thể bố trí được thời gian đưa đón vì công việc của mình rất là bận thì bắt buộc phải giao xe cho bạn ý để bạn ý đi.

Nói thật là trước khi giao xe cho bạn ý thì mình phải suy nghĩ rất nhiều bởi khi cho bạn ý tham gia giao thông cũng có rất nhiều sự lo lắng, trăn trở rất nhiều nên mình mới giao xe cho bạn ý vào năm lớp 10.

Trong quá trình bạn ý đi cũng có một đôi lần đấy vì có thể bạn ý chưa phân biệt được cái đường rẽ ngược chiều hay rẽ gì đó cũng có 1 2 lần lực lượng giao thông hỏi thăm đến bạn ý.

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm luật giao thông của các em học sinh cũng diễn ra phổ biến

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm luật giao thông của các em học sinh cũng diễn ra phổ biến

PV: Là vì bận, có bao giờ anh chị đã thử nghĩ rằng mình sẽ xua tan cảm giác trăn trở, lo lắng này bằng việc định hướng cho bạn ý sử dụng phương tiện công cộng chưa ạ?

Chị Thu Hiền:: Nếu như phương tiện đấy an toàn hơn cho các con với cả sự an tâm cho bố mẹ thì chắc chắn mình sẽ lựa chọn. Nhưng cái mấu chốt quan trọng nhất nhiều bến bãi phù hợp với gia đình các con ở. Ví dụ các con đi xe buýt chẳng hạn thì các con đi bộ 1 đoạn khá xa, đến trường cũng thế điểm đón xe buýt đấy nó cũng không gần địa điểm trường của con đấy là cái khoản mình cũng trăn trở. Nếu như phương tiện xe buýt, tàu điện văn minh, lịch sự với cả các bến bãi phù hợp với điểm đưa đón các con hơn tất nhiên là mình lựa chọn cho các con đi phương tiện công cộng để học chính, còn lại vấn đề con đi học thêm gia đình sắp xếp đưa đón con.

PV: Chị hãy cho bạn nhà mình thử phương tiện giao thông công cộng ngay hôm nay để từ đó có quyết định cho bạn sử dụng các loại phương tiện này tới trường. Hiện nay các tuyến xe buýt của TP Hà Nội hay tàu điện văn minh hiện đại.

Như ý kiến của chị Hiền, xe buýt có thêm nhiều điểm đón mới để các em học sinh có nhiều lựa chọn hơn. Còn giờ, Ngọc Tuấn xin kết thúc cuộc trò chuyện để chị Hiền quay về với công việc kinh doanh! Xin chào chị!

Chị Thu Hiền:: Rất cảm ơn VOV Giao thông đã có cuộc trò chuyện này để cho chính bản thân mình cũng như các phụ huynh đang trăn trở về vấn đề có nên giao xe cho các con đến trường hay không. Xin cảm cảm ơn!

PV: Một nữa cảm ơn chị Hiền!

Dù xe chỉ có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3, nhưng có thể thấy các vị phụ huynh vẫn không khỏi lo lắng, trăn trở khi giao cho các em học sinh tự điều khiển. Hi vọng rằng sau cuộc trò chuyện này các bậc phụ huynh sẽ định hướng cho con em mình sử dụng phương tiện công cộng để đến trường.

Cùng với đó, hãy hướng dẫn các em kỹ năng điều khiển xe và tham gia giao thông đúng cách, an toàn như: chấp hành tín hiệu đèn giao thông, đi đúng phần đường, làn đường, đội mũ bảo hiểm đầy đủ, đi đúng tốc độ,….

Phúc Tài/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn