Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thứ Năm, 3/4/2025
Thế Giới

Bất đồng quanh việc tăng phí dịch vụ sân bay

Thái Sơn: Thứ năm 13/10/2022, 12:54 (GMT+7)

Kể từ tháng 11 tới, hành khách có chuyến bay từ sân bay Changi của Singapore sẽ phải trả thêm phí sân bay. Tuy nhiên, quyết định vấp phải không ít quan điểm trái chiều, đặc biệt trong bối cảnh ngành hàng không mới bắt đầu hồi phục sau đại dịch COVID-19.

Theo quy định hiện tại, hành khách trên các chuyến bay xuất phát từ Changi đang phải trả khoản phí khởi hành là hơn 52 đô la Singapore. Số tiền này bao gồm phí dịch vụ hành khách và an ninh hơn 35 đô la, do Tập đoàn sân bay Changi (CAG) thu, phí hàng không và phát triển sân bay gần 17 đô la do chính phủ Singapore thu.

Tuy nhiên, nhà chức trách sân bay Changi hôm 15/9 thông báo, tổng phí khởi hành sẽ tăng theo lộ trình là gần 60 đô la Singapore kể từ 1/11 tới. Từ tháng 4/2023 mức phí sẽ tăng lên 62 đô la và hơn 65 đô la (hơn 1 triệu đồng) từ tháng 4/2024.

Cơ quan Hàng không dân dụng Singapore cho biết, mức phí mới sẽ không áp dụng với những người có vé máy bay trước ngày 1/11 và hành khách quá cảnh. Trong khi các hãng hàng không sẽ phải trả thêm phí đậu và hạ cánh máy bay.

Người phát ngôn sân bay Changi cho biết: “Khoản phí tăng thêm sẽ được dùng để hỗ trợ các hoạt động của sân bay, nâng cấp cơ sở hạ tầng và kế hoạch phát triển trong tương lai. Các khoản chi tiêu cũng chỉ nhằm mục đích xây dựng lại vị thế của Singapore như một trung tâm hàng không toàn cầu sau đại dịch COVID-19”.

Du khách tại sảnh khởi hành số 3 của Sân bay Changi - Ảnh CNA

Du khách tại sảnh khởi hành số 3 của Sân bay Changi - Ảnh CNA

 

Được biết, lần gần nhất phí sân bay Changi sửa đổi là vào năm 2018. Trước đó, năm 2021 và đầu 2022, kế hoạch tăng phí đã bị trì hoãn do tác động của đại dịch COVID-19.

Theo nhà chức trách, việc tăng phí vào cuối tháng 11 là hợp lý bởi sẽ diễn ra cùng thời điểm mở cửa trở lại nhà ga số 4 và số 2, đưa năng lực đón khách của sân bay Changi về mức trước đại dịch là 70 triệu hành khách mỗi năm.

Tuy nhiên, ông Philip Goh, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho rằng, đây ‘không phải thời điểm lý tưởng’ để tăng phí tại sân bay Changi, bởi bất kỳ chi phí bổ sung nào cũng sẽ tác động tiêu cực đến tài chính của các hãng hàng không: “Các trung tâm hàng không như Singapore cần duy trì mức phí sao cho đủ hấp dẫn với các nhà khai thác hàng không. Chúng tôi hy vọng, sau năm 2024, quy định tiếp theo về bất kỳ khoản tăng phí nào nữa đối với hàng không sẽ được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng”.

Ông Philip Goh lưu ý, ngành hàng không châu Á – Thái Bình Dương vẫn đang trong giai đoạn bắt đầu hồi phục sau đại dịch COVID-19, với nhu cầu khách quốc tế chỉ ở mức 36% của năm 2019 tính đến tháng 7 năm nay. Trong khi các khu vực khác chứng kiến nhu cầu hồi phục lên tới 70% so với trước đại dịch.

Hành khách có chuyến bay từ sân bay Changi của Singapore sẽ phải trả thêm phí sân bay kể từ ngày 1/11 - Ảnh: Straits Times

Hành khách có chuyến bay từ sân bay Changi của Singapore sẽ phải trả thêm phí sân bay kể từ ngày 1/11 - Ảnh: Straits Times

Chia sẻ quan điểm trên, ông Mohshin Aziz, Giám đốc Quỹ Phục hồi Hàng không Pangolin, đơn vị chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp hàng không cho biết, ‘vô cùng ngạc nhiên’ với thời điểm tăng phí là tháng 11: “Vì sao chúng ta không đợi đến khi ngành công nghiệp hàng không phục hồi hoàn toàn? Hiện nay các thị trường quan trọng như Trung Quốc và Nhật Bản vẫn chưa mở cửa hoàn toàn”.

Trong khi đó, người phát ngôn hãng hàng không Jetstar Asia cho biết, vô cùng thất vọng với các mức thuế phí sân bay cao hơn sắp được áp dụng, trong bối cảnh các hãng hàng không vẫn đang hồi phục sau đại dịch và giá nhiên liệu tăng cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến phản đối, ông Shukor Yusof, sáng lập công ty tư vấn hàng không Endau Analytics cho rằng, dù muốn hay không cũng khó tránh khỏi việc phí sân bay tăng cao.

Đồng quan điểm này, cô Edlyn Phua, 31 tuổi, người có kế hoạch đi du lịch vào cuối năm nay cho biết, có thể chấp nhận phí tăng thêm bởi khoản tiền này không đáng kể so với các chi phí liên quan đến các dịch vụ du lịch khác cũng đã tăng giá.

Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, nhiều sân bay trên thế giới sụt giảm doanh thu. Trước đó, tháng 11/2021, sân bay Schiphol ở Amsterdam, Hà Lan cũng công bố kế hoạch tăng 37% phí đối với các hãng hàng không trong vòng 3 năm. Dù kế hoạch này vấp phải chỉ trích gay gắt từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA).

Tại Việt Nam, theo Thông tư số 53 của Bộ GTVT, phí sân bay và phí soi chiếu an ninh là khoản thu từ hành khách cùng với phí dịch vụ vận chuyển hàng không, do các hãng hàng không thu hộ và chuyển lại cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách, dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý trên cơ sở danh sách hành khách của các chuyến bay.

Mỗi vé máy bay của các hãng hàng không cơ bản sẽ gồm tiền vé máy bay của hãng, thuế VAT, phí an ninh soi chiếu, phí sân bay, phí quản trị, phụ thu xăng dầu... Tùy vào mỗi hãng, các khoản phí có tên gọi khác nhau. Vietnam Airlines gọi là phí soi chiếu an ninh hành khách và hành lý, phí dịch vụ hành khách. Trong khi đó Bamboo Airways gọi là "phí thu hộ", còn Vietjet Air là phí sân bay và phí an ninh sân bay.

Hành khách thanh toán khoản phí trên cho hãng bay khi mua vé, hãng thu hộ đơn vị cung cấp dịch vụ. Số tiền thanh toán của hãng bay cho bên sân bay trên cơ sở sân bay lập danh sách hành khách của các chuyến bay và gửi về cho các hãng hàng không thanh toán. Các hãng bay được hưởng hoa hồng 1,5%. Khoản phí sân bay và phí soi chiếu an ninh hiện nay từ khoảng 80-120 ngàn đồng/vé tùy sân bay. 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
vovgiaothong.vn
Thủ đô quá tải?

Thủ đô quá tải?

Chuyện đô thị là nơi cư dân tập trung đông đúc, quá tải, đường phố luôn chật chội, giao thông tắc nghẽn, khói bụi mù mịt, ô nhiễm môi trường… có lẽ là đặc trưng của những thành phố lớn. Tuy nhiên, từ đó cũng có thể nhìn thấy sự phát triển không đồng đều giữa thành thị và nông thôn…

Giấc mơ trên đảo Muối

Giấc mơ trên đảo Muối

Nghề làm muối tại ấp đảo Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) ra đời cùng với những cư dân đến đây khai hoang, bắt đầu vào khoảng năm 1973.

Gấp rút xây trạm dừng nghỉ phục vụ nhân dân dịp 30/4

Gấp rút xây trạm dừng nghỉ phục vụ nhân dân dịp 30/4

Nhiều thính giả VOV Giao thông quan tâm các trạm dừng nghỉ nào trên cao tốc Bắc - Nam sẽ hoạt động dịp 30/4, đáp ứng nhu cầu đi lại. Đồng thời, tiến độ xây dựng các trạm do Bộ Xây dựng quản lý hiện ra sao?

Người dân TP.HCM háo hức mong chờ cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn

Người dân TP.HCM háo hức mong chờ cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn

Với vị trí chiến lược, đắc địa nằm phía đông sông Sài Gòn, đối diện khu trung tâm hiện hữu của TP.HCM, nơi đây được quy hoạch bài bản, đồng bộ và kỳ vọng trở thành một trung tâm tài chính, thương mại và dịch vụ quốc tế, bổ sung và gia tăng chức năng cho khu trung tâm lịch sử của thành phố.

Hà Nội: Địa chỉ 30 đơn vị công an tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX

Hà Nội: Địa chỉ 30 đơn vị công an tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX

Để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, Công an TP Hà Nội mở rộng mạng lưới tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX với 30 điểm mới, đồng thời đẩy mạnh hình thức trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người dân thủ đô.

Giao xe máy cho người không đủ tuổi điều khiển, bị phạt tới 20 triệu

Giao xe máy cho người không đủ tuổi điều khiển, bị phạt tới 20 triệu

Thính giả Trang Linh (Hà Nội) hỏi: “Một đồng nghiệp của tôi hàng ngày vẫn đi xe máy đi làm nhưng gần đây tôi biết người này vẫn chưa có bằng lái xe máy. Vậy hành vi điều khiển xe máy không bằng lái bị phạt thế nào? Nếu tôi cho đồng nghiệp của tôi mượn xe, tôi có bị phạt không?”

Những pha luồn lách vượt ẩu 'toát mồ hôi hột'

Những pha luồn lách vượt ẩu 'toát mồ hôi hột'

Giao thông Việt Nam không bao giờ thiếu những màn đua xe công cộng khiến người chứng kiến phải nín thở.