Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

An toàn thực phẩm cuối năm: Đừng để đến hẹn lại... lo

Kênh VOV Giao thông: Thứ bảy 16/12/2023, 09:37 (GMT+7)

Cuối năm, khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao, an toàn thực phẩm luôn là vấn đề nóng. Đặc biệt, TP.HCM lại là nơi mà thực phẩm tiêu thụ phần nhiều từ các tỉnh, thành lân cận đổ về. Đây cũng là dịp các đối tượng tuồn thực phẩm bẩn, kém chất lượng, không xuất xứ vào thị trường tiêu thụ.

Lo từ trong nhà... lo ra ngoài ngõ; lo từ cổng trường, lo vào đến tận bếp ăn, lo từ chợ tự phát đến ngay cả siêu thị.

Diễn đàn 91 với chủ đề: An toàn thực phẩm cuối năm: Đừng để đến hẹn lại ... lo, 16h - 17h thứ Bảy (16/12/2023), trực tiếp trên VOVGT FM91mhz và vovgiaothong.vn

Các vị khách mời tham gia chương trình: Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM và ông Trương Hải Hưng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan).

Đừng quên chia sẻ ý kiến trực tiếp của bạn về chủ đề này qua hotline 028.39.91.91.91 và qua Fanpage VOV Giao thông.

 

An toàn đến từng bữa cơm gia đình

Có mặt tại chợ đầu mối Bình Điền vào một đêm giữa tháng 12/2023, PV VOV Giao thông choáng ngợp với cảnh tượng xe tải chở hàng dập dìu “cập bến”.

Những cửu vạn chở rau, cá, thịt, trái cây mướt mồ hôi bốc dỡ hàng xuống chuyển vào từng vựa, nhà lồng. Khoảng 22 giờ đêm là thời điểm chợ đầu mối Bình Điền nhộn nhịp nhất, khi lượng hàng hóa lên đến cả ngàn tấn mọi miền đổ về.

Đây là trung tâm hàng hóa, nông lâm, thủy sản lớn nhất, được nhập về cung ứng cho toàn bộ gần 13 triệu dân TP.HCM và nhiều tỉnh miền Đông Nam Bộ. Từ đây cọng rau, cân thịt, con cá sẽ đến từng mâm cơm mọi gia đình.

TP.HCM hiện có 3 chợ đầu mối và 221 chợ truyền thống, lượng nông sản cung ứng thị trường ước tính bình quân 7.600 tấn/ngày, gồm 800 tấn thịt gia súc, gia cầm, 1.200 tấn thủy hải sản, 5.600 tấn rau củ quả.

TP.HCM hiện có 3 chợ đầu mối và 221 chợ truyền thống, lượng nông sản cung ứng thị trường ước tính bình quân 7.600 tấn/ngày, gồm 800 tấn thịt gia súc, gia cầm, 1.200 tấn thủy hải sản, 5.600 tấn rau củ quả.

Ông Phan Thành Tân, Giám đốc Công ty Chợ Bình Điền cho hay, mọi công tác tích trữ hàng hóa phục vụ Tết năm nay đang được khẩn trương. Ông Tân dự báo kinh tế khó khăn, sức mua người dân giảm, giá trị hàng hóa không cao, giá cả thì đảm bảo bình ổn.

Về khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đó là công việc gần như thường xuyên, nhưng cận Tết sẽ siết chặt hơn.

Dự báo Tết này nhu cầu mặt hàng thịt heo sẽ tăng 20-30% so với năm trước. Bà Nguyễn Thị Thúy Nga, một chủ vựa kinh doanh chia sẻ về việc quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn có sự cải tiến qua nhiều năm: “Thì mấy năm gần đây có sự đổi mới. Ví dụ heo hơi còn sống đem về lò phải niêm phong bằng vòng, hàng đó từ các công ty, có giấy tờ xuất đầy đủ. Rồi khi lo giết mổ ra tới chợ thì phải lên xe chuyên dụng, xe máy lạnh dành cho heo. Đến chợ heo được treo đúng quy định, đảm bảo an toàn”.

Tương tự tại nhà lồng khu bán rau củ, ông Nguyễn Văn Thạch - một chủ vựa chuyên bán cà rốt, khổ qua, dưa leo, bầu bí cho biết, cận tết ông bán thêm mặt hàng củ kiệu, song tâm trạng ông có phần ảm đạm, lo lắng vì sức mua quá thấp. Thường ngày có thể bán 1-3 tấn kiệu/ ngày, nhưng giờ đây 3 ngày chưa được 1 tấn hàng.

“Coi như thường thường một đêm vô 1 tấn kiệu bán hết mà mấy hôm nay tấn kiệu 3 ngày bán chưa hết. Bây giờ khách hàng nhu cầu đến đâu thì tính tới đó chứ giờ mình có dự định trữ hàng. Tôi cũng đang băn khoăn, vì năm nay chợ búa không bán được. Tôi lo lắng  chợ không bán được cuối năm là thấy thất bại rồi”, ông Nguyễn Văn Thạch nói.

TP.HCM hiện có 3 chợ đầu mối và 221 chợ truyền thống, lượng nông sản cung ứng thị trường ước tính bình quân 7.600 tấn/ngày, gồm 800 tấn thịt gia súc, gia cầm, 1.200 tấn thủy hải sản, 5.600 tấn rau củ quả.

TP.HCM hiện có 3 chợ đầu mối và 221 chợ truyền thống, lượng nông sản cung ứng thị trường ước tính bình quân 7.600 tấn/ngày, gồm 800 tấn thịt gia súc, gia cầm, 1.200 tấn thủy hải sản, 5.600 tấn rau củ quả.

Đội 10 thuộc Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đóng chốt tại chợ Bình Điền liên tục kiểm tra, lấy mẫu, test hàn the tất cả mặt hàng khi nhập vào chợ. Ông Nguyễn Văn Sắc, đội trưởng đội 10 chia sẻ:

“Chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra ngoại quan, cảm quan đối với sản phẩm thủy sản kinh doanh tại chợ, đảm bảo độ tươi không có tạp chất. Riêng, một số ngành hàng có nguy cơ cao, ví dụ như rau củ quả sơ chế, trong đó có rau muống bào, măng, ngó sen đảm bảo hàng hóa không ngâm tẩy trắng, tăng trọng và nếu sử dụng hóa chất phụ gia phải nằm trong mục cho phép, có chứng từ rõ ràng.

Còn với ngành thịt thì đặc thù thì trước khi nhập có niêm phong, có truy xuất rõ ràng, phải có dấu kiểm soát giết mổ....mới cho nhập chợ”.

TP.HCM hiện có 3 chợ đầu mối và 221 chợ truyền thống, lượng nông sản cung ứng thị trường ước tính bình quân 7.600 tấn/ngày, gồm 800 tấn thịt gia súc, gia cầm, 1.200 tấn thủy hải sản, 5.600 tấn rau củ quả.

Theo Sở Công thương, dự kiến, vào thời điểm cận Tết, lượng hàng nhập về chợ tăng khoảng 80% so với ngày thường, lên đến 13.000 - 15.000 tấn/ngày.

Để chuẩn bị Tết, Sở Công Thương phối hợp UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức tập trung theo dõi số lượng hàng hóa xuất nhập, tình hình giá cả hàng hóa tại nguồn và về chợ, nắm bắt tình hình kinh doanh, kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng của thương nhân trong chợ;

Đẩy mạnh tuyên truyền, công tác kiểm tra, kiểm soát; đảm bảo hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện nghiêm túc quy định về niêm yết giá, hàng hóa kinh doanh có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn thực phẩm.

01171 - frame at 0m0s


Các phương án để không bị động cho Tết 2024

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hoàng Phong - Phó Giám đốc Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (gọi tắt là Chợ đầu mối Hóc Môn)

PV: Gần Tết nỗi lo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại gia tăng. Vậy Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn có phương án cụ thể ra sao để kiểm soát chặt chẽ vấn đề này?

Ông Lê Hoàng Phong: Tăng cường kiểm tra cũng như lấy mẫu kiểm tra, đặc biệt đối với mặt hàng thịt heo, vì nguồn hàng thịt heo của chợ Hóc Môn chiếm 50% thị phần cung ứng cho TP. Trong đó, kiểm tra chất cấm trên cơ sở lấy mẫu năm 2023, có 38/38 mẫu test chất cấm âm tính. Về rau, củ, quả, năm 2023 lấy 451 mẫu, kết quả đều âm tính.

Đồng thời, kiểm tra gắt gao nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá nhập khẩu phải có bộ chứng từ để đảm bảo nguồn hàng khi qua cửa khẩu đã đảm bảo nguồn gốc, chất lượng hàng hoá, vào chợ phân phối ra thị trường, đến bàn ăn người tiêu dùng đạt tỷ lệ an toàn tuyệt đối.

PV: Công tác tuyên truyền rất quan trọng, vậy Ban quản lý Chợ đã vận động thương nhân trong công tác đảm bảo vệ sinh ATTP thế nào khi lượng hàng gần Tết rất nhiều, dễ trà trộn?

Ông Lê Hoàng Phong: Công tác này được làm định kỳ. Đội 9 trực thuộc Ban Quản lý ATTP phụ trách vấn đề này tại chợ, phối hợp với Công ty Chợ Hóc Môn. Cụ thể, Phòng quản lý an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường thường xuyên tổ chức tập huấn, tuyên truyền, kiểm tra, duy trì để nâng cao ý thức của tiểu thương chấp hành tốt các tiêu chí về nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá. Ví dụ như con heo thì có vòng đeo, khi soi QR code thì sẽ biết con heo nuôi từ đâu, lớn lên thế nào, quy trình giết mổ....hay các loại rau, củ, quả có đạt tiêu chuẩn hay không.

PV: Ông có dự báo lượng hàng hóa năm nay có gì đột biến và khác so với Tết 2023? Và các phương án để không bị động cho Tết 2024 đang đến?

Ông Lê Hoàng Phong: So với năm ngoái, lượng hàng hoá nhập và xuất tại chợ năm nay có chiều hướng giảm nhẹ, bình quân 2.320 tấn/ngày đêm. Lý do là các bếp ăn tập thể, khu chế xuất giảm số lượng công nhân nên sức mua giảm.

Tuy nhiên từ đây đến Tết, để đảm bảo giá cả không biến động, chúng tôi quan tâm đến công tác dự trữ hàng hoá. Cụ thể như dự trữ ở các kho lạnh, container và hệ thống kho của thương nhân để sẵn sàng 1.500 – 2.000 tấn rau củ quả trái cây/ngày đêm.

Riêng thịt heo, các lò giết mổ bán kính đến chợ không quá xa, nên nguồn hàng theo quy trình giờ giấc ổn định cung cấp mặt hàng ổn định. 

PV: Xin cảm ơn ông!

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.