Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Ấn Độ gặp khó về cơ sở hạ tầng để “xanh hóa” giao thông

Hoàng Anh: Thứ năm 15/02/2024, 10:12 (GMT+7)

Chính phủ thủ đô Delhi (Ấn Độ) đã đưa ra chính sách thúc đẩy việc sử dụng xe điện, bao gồm cả việc sử dụng xe điện trong giao thông công cộng. Tuy nhiên, Delhi đang phải đối mặt với vấn đề cơ sở hạ tầng và chi phí trong quá trình xanh hóa ngành giao thông.

Các phương tiện mắc kẹt trên đường phố đông đúc tại New Delhi. Ảnh: AFP

Các phương tiện mắc kẹt trên đường phố đông đúc tại New Delhi. Ảnh: AFP

Thủ đô của Ấn Độ là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Tình hình trở nên tồi tệ hơn sau khi Ấn Độ năm ngoái trở thành thị trường ô tô lớn thứ ba toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm, chính quyền thành phố Delhi đưa ra chính sách thúc đẩy việc sử dụng xe điện, bao gồm cả việc sử dụng phương tiện này trong giao thông công cộng.

Những chiếc xe ba bánh mang tính biểu tượng được xem là thành công nhất trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi xanh trên đường phố. Đây là loại phương tiện có tỷ lệ điện hóa cao nhất, mặc dù xe ba bánh chỉ chiếm 16% tổng số phương tiện ở Delhi.

Hiện tại, gần như cứ 50 chiếc xe ba bánh chạy trên đường phố thủ đô Ấn Độ thì có một chiếc chạy bằng năng lượng điện.

Bà Sunita Choudhary, nữ tài xế xe ba bánh đầu tiên ở Delhi khi bắt đầu công việc này cách đây 19 năm, đã chứng kiến sự chuyển đổi của các phương tiện, từ chạy bằng nhiên liệu truyền thống sang chạy bằng khí tự nhiên nén (CNG) và bây giờ là chạy bằng pin điện. Bà cho biết cơ sở hạ tầng do chính phủ thiết lập để sạc hoặc đổi pin xe ba bánh không đủ.

Bà Choudhary cho biết: “Nếu chúng tôi nhận được pin màu xanh lá cây (từ các điểm đổi pin), thì xe có thể chạy lâu hơn. Nếu chúng tôi nhận được pin màu cam, chúng sẽ chạy trong thời gian ngắn hơn. Pin xanh chạy được 80 km. Nếu không có pin xanh thì chúng tôi phải thay pin ba lần một ngày. Đôi khi cũng có những hàng dài người xếp hàng ở những trạm đổi."

Hiện tại, gần như cứ 50 chiếc xe ba bánh chạy trên đường phố thủ đô Ấn Độ thì có một chiếc chạy bằng năng lượng điện. Ảnh: CNA

Hiện tại, gần như cứ 50 chiếc xe ba bánh chạy trên đường phố thủ đô Ấn Độ thì có một chiếc chạy bằng năng lượng điện. Ảnh: CNA

Chính quyền Delhi có các kế hoạch thúc đẩy xe điện đầy tham vọng, với mục tiêu cứ 4 chiếc xe bán ra thì có 1 chiếc là xe điện vào năm nay. Một phần quan trọng của chính sách này là thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong giao thông công cộng.

Hiện tại, 800 trong số 3.700 xe buýt do Tổng công ty Vận tải Delhi điều hành là xe điện, đưa Delhi trở thành thành phố có số lượng xe buýt điện lớn nhất cả nước.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đặt mục tiêu 1/3 tổng số phương tiện mới ở nước này sẽ chạy bằng điện vào năm 2030.Nhưng trong khi Delhi đang dẫn đầu trong việc sử dụng xe điện, các chuyên gia cho rằng nước này sẽ gặp phải vấn đề trong việc duy trì quá trình chuyển đổi xe điện rộng hơn.

screenshot_1133

Moushumi Mohanty, người đứng đầu bộ phận di chuyển bằng điện của Trung tâm Khoa học và Môi trường, nói: “Việc lắp đặt một hệ thống truyền động điện mới trên một chiếc xe cũ là quá tốn kém. Và nếu nó không hợp lý thì đó là lý do tại sao nó chưa thành công. Vì vậy, chính phủ hiện đang nghĩ đến việc trợ cấp cho hệ thống này. Nếu điều đó xảy ra, hãy xem nó hoạt động như thế nào."

Chính phủ Delhi cũng đang thúc đẩy việc tăng tỷ lệ sử dụng xe điện đối với xe ô tô 4 chỗ chạy dịch vụ; và yêu cầu tất cả các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách, giao hàng chuyển đổi từ nhiên liệu xăng dầu hoặc CNG sang điện.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Delhi Kailash Gehlot cho biết: "Từ ngày 1/4/2030, tất cả các phương tiện chạy trên nền tảng của bất kỳ nhà cung cấp nào đều phải là xe điện. Họ phải lập kế hoạch cho toàn bộ chương trình. Chúng tôi cũng đã đưa ra các mục tiêu hàng năm. Tôi nghĩ năm đầu tiên sẽ bắt đầu từ 5 – 10%; sau đó, mỗi năm tăng 25 %".

Ông Gehlot nói thêm rằng việc tạo ra cơ sở hạ tầng xe điện đầy đủ ở Delhi là một vấn đề mà chính phủ đang cố gắng khắc phục: “Tôi nghĩ thách thức lớn nhất là hệ thống dây sạc của xe buýt hoặc phương tiện khác vì đây là một công nghệ mới, ngay cả các nhà sản xuất cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về pin, hầu như nó được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc một số nơi khác. Thách thức lớn tiếp theo là tạo ra cơ sở hạ tầng sạc điện cho xe buýt bởi vì nếu chúng ta phải điện khí hóa một bến xe buýt thì tổng thời gian phải thực hiện mặc dù rất nghiêm ngặt và theo dõi và giám sát chặt chẽ vẫn là phải mất gần 12 đến 14 tháng”.

screenshot_1137

Trong khi đó, các nhà hoạt động vì môi trường lại lập luận rằng việc chuyển sang sử dụng xe điện không thực sự thân thiện với môi trường như người ta vẫn nghĩ.

Quá trình chuyển đổi xe điện, tuy giảm lượng khí thải, nhưng nhìn chung sẽ làm tăng sự phụ thuộc của thành phố vào lưới điện vốn chủ yếu vẫn hoạt động bằng nhiên liệu hóa thạch.

Theo các nhà phân tích, vào thời điểm Ấn Độ đang cố gắng đạt được mục tiêu trung hòa carbon, nước này cũng cần phải đạt được những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực nguồn năng lượng tái tạo.

Còn tại Việt Nam, đến nay cả nước có hơn 20.000 ôtô điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu được cấp giấy chứng nhận. Con số này sẽ còn tăng trong thời gian tới, thế nhưng, vẫn còn nhiều lý do khiến cuộc chuyển dịch từ xe xăng, dầu truyền thống sang xe ô tô điện còn gặp nhiều khó khăn.

Một trong những nguyên nhân quan trọng là mạng lưới trạm sạc chưa phủ rộng khiến người dân e ngại chuyển sang dùng xe điện.

Hiện hệ thống lớn nhất làm trạm sạc của VinFast với hơn 150.000 cổng cho cả xe máy và ôtô, đặt tại bãi đỗ xe, bến xe, trung tâm thương mại, trạm xăng dầu... Các hãng khác bán xe điện cho khách sạc tại nhà là chủ yếu, bên cạnh sạc tại đại lý. Một số trạm sạc của bên thứ ba (không bán xe) như EVIDA hay EVN đang phát triển, chưa hiện hữu như một lựa chọn quen thuộc cho người dùng.

Bên cạnh đó, nguồn điện hiện nay cũng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, nhiều người lo ngại tình trạng thiếu hụt điện sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu gia tăng số lượng xe điện.

Các chuyên gia cho rằng cần thiết có giải pháp tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo để phục vụ cho việc sạc xe điện, nhằm góp phần giải quyết tận gốc việc thiếu điện và đáp ứng tiêu chuẩn xanh cho xe điện.

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người Hà Nội kẹt cứng trên nhiều ngả đường vì ngập và tắc

Người Hà Nội kẹt cứng trên nhiều ngả đường vì ngập và tắc

Cơn mưa lớn xảy ra vào đêm và sáng sớm nay (16/9) đã khiến nhiều tuyến đường của thủ đô Hà Nội rơi vào cảnh ngập sâu và ùn tắc. Thậm chí có người đi làm từ 5h30 sáng đã gặp cảnh tắc đường và lội nước để tới cơ quan.

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đợt mưa bão vừa với nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người tử vong. Tuy nhiên, 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai may mắn thoát chết nhờ người trưởng thôn có kiến thức và kỹ năng sinh tồn đã kịp thời vận động đưa bà con lên núi lánh nạn.

Mở rộng sử dụng tài khoản giao thông: Chủ phương tiện yếu thế?

Mở rộng sử dụng tài khoản giao thông: Chủ phương tiện yếu thế?

Dự thảo Nghị định thanh toán điện tử giao thông đường bộ đang được lấy ý kiến, Bộ GTVT đề xuất mở rộng sử dụng tài khoản giao thông, không chỉ thanh toán phí đường bộ mà còn chi trả phí tại sân bay, cảng biển, bãi giữ xe hay phí đăng kiểm xe ô tô.

Quy định 'gỡ khó' nhà ở xã hội: Niềm vui chưa tới, nỗi lo lãi suất đã đè nặng

Quy định "gỡ khó" nhà ở xã hội: Niềm vui chưa tới, nỗi lo lãi suất đã đè nặng

Khó tiếp cận nhà ở xã hội là thực tế đã được ghi nhận trong nhiều năm qua. Mới đây, Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Cứu một cái cây

Cứu một cái cây

Trong số hàng chục nghìn cây xanh bị ngã đổ sau bão số 3 và những cơn dông trước đó, nhiều cây không qua khỏi vì vết thương quá nặng, nhưng cũng có những cây đã được cứu sống kịp thời, nhờ sự tận tâm. Rất nhiều cảm xúc lắng đọng trong mắt bộ hành, khi ngắm nhìn một cái cây được cứu.

Chắc chắn vẫn đủ đào, quất cho người Hà Nội chơi Tết

Chắc chắn vẫn đủ đào, quất cho người Hà Nội chơi Tết

Những ngày qua, thông tin về việc các làng trồng hoa truyền thống của Hà Nội như Nhật Tân, Tứ Liên chìm trong biển nước làm các vườn đào, vườn quất chết hàng loạt khiến người Hà Nội không khỏi đau xót và lo lắng cho Tết Nguyên đán...

Metro số 1: Lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng tại nhà ga Thủ Đức

Metro số 1: Lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng tại nhà ga Thủ Đức

Vào ngày 14-15/9 vừa qua, chủ đầu tư hoàn thành kết nối nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng tại nhà ga Thủ Đức, hoàn thành kết nối cầu các nhà ga trên cao thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên).