Yêu cầu ký cam kết tiêm vaccine: Nên thuyết phục bằng khoa học thay vì dồn ép

Sử dụng biện pháp hành chính với người dân trong trường hợp này có phù hợp không?

Liên quan đến việc thúc đẩy người dân tiêm mũi 3, mũi 4 vaccine COVID-19, mới đây, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, việc yêu cầu người dân ký cam kết tiêm vaccine này là cần thiết, để nâng cao trách nhiệm của các bên trong phòng chống COVID-19.

Trước đó, Bộ Y tế nhiều lần thúc giục tiêm chủng, yêu cầu các tỉnh ền Nam hoàn thành tiêm vaccine đã phân bổ trước 30/6, người dân ký cam kết chịu trách nhiệm nếu không tiêm, để xảy ra dịch bệnh.

Sử dụng biện pháp hành chính với người dân trong trường hợp này có phù hợp không?  PV VOV Giao thông đối thoại với một số chuyên gia về vấn đề này

PV: Thưa ông, ông có ý kiến như thế nào về việc cơ quan y tế cho rằng người dân cần phải ký cam kết tiêm vaccine COVID-19?

GS. Lê Vũ Anh - Chủ tịch Hội Y tế công cộng Việt Nam: Tôi cho là không nên ký cam kết. Lý do là ngành y tế phải chịu trách nhiệm sức khỏe của người dân, thành ra khi người dân đã kiên quyết không tiêm, cũng không thể nào ép buộc được.

Đấy là những quyết định mang tính hành chính mà không mang lại hiệu quả. Thành ra phải dựa vào những kiến thức khoa học mới nhất. bây giờ khoa học người ta nói rồi, người ta nói rằng chủng mới lây nhiễm nhanh hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn.

Tại sao không dựa vào đấy để tuyên truyền, mà việc đầu tiên nghĩ đến là hành chính, đổ tội cho người dân.

Thế là sao?

Ảnh nh họa: Phúc Tài

PV: Theo ông, biện pháp tuyên truyền cần tập trung vào lĩnh vực nào cho hiệu quả?

GS. Lê Vũ Anh: Ta phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục; ví dụ bây giờ có chủng B4, B5 hiện nay đang đe dọa, mà cái chủng ấy quốc tế đang nói đến tỷ lệ mắc nhanh hơn, cao hơn và tử vong cũng cao hơn.

Quốc tế người ta nói rồi, số ca ở Brazil tăng lên rất cao, Pháp cũng có và tỷ lệ tử vong có cao hơn. Nếu như thế thì người dân nào không tiêm thì khả năng các mũi tiêm trước đã hết ễn dịch rồi. Khi hết ễn dịch đó thì cứ chủng mới này vào thì dễ bị nhiễm.

Nhiễm chủng Ocron thì không sợ lắm, bởi vì nó không gây nguy hiểm, nhưng nhiễm chủng mới thì sẽ gây tỷ lệ mắc rất cao trong cộng đồng và kèm theo đấy là tỷ lệ tử vong cũng cao hơn.

Giải thích thật rõ vào. Ta phải nhắm vào đấy để tuyên truyền, dựa vào tuyên truyền, giáo dục, mà phải chính xác. Ta phải làm cách nào đấy, chứ cứ hứa với cấp trên, rồi lại dồn hết cho người dân là không được.

PV: Xin cảm ơn ông!

Cũng liên quan vấn đề này, trao đổi với VOV Giao thông, Luật sư Lê Văn Thiệp, Trưởng Văn phòng luật sư Toàn Cầu, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, việc yêu cầu người dân ký cam kết tiêm vắc xin là không hợp lý.

Theo Luật sư Thiệp, quan trọng nhất là cơ quan quản lý phải đưa ra được những báo cáo khoa học mang tính thuyết phục về tác dụng của mũi vaccine tăng cường trong việc ngăn ngừa các biến chủng mới để người dân lựa chọn.

“Về cơ bản cái cam kết chỉ có thể phòng ngừa những bệnh dịch có thể ảnh hưởng đến cộng đồng, ảnh hưởng đến người khác. Nhưng ông phải có những báo cáo khoa học đảm bảo tính đầy đủ, để đảm bảo rằng nếu như không tiêm mũi 4 thì không chống chọi được những cái khác.

Phải có cơ sở khoa học, dự báo, đánh giá và đó là cơ sở để xây dựng chính sách khi ban hành.

Cần khuyến khích, tuyên truyền, thuyết phục bằng các cơ sở khoa học và các tri thức liên quan đến y học để thuyết phục người dân người ta làm việc này”, Luật sư Thiệp nói