Ý thức người chạy xe phía trước: An toàn, lịch sự cho người phía sau

VOVGT - Hành động nhỏ nhưng cần ý thức lớn trong văn hóa giao thông để bảo đảm đường phố an toàn và mọi người tham gia giao thông đúng luật…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Ảnh nh họa

Có lẽ không ít lần chúng ta từng gặp trường hợp mình đang lưu thông trên đường với vận tốc bình thường thì phải giảm tốc độ bởi xe phía trước đang chạy khá chậm, nhưng lại không thể vượt qua ở làn bên trái bởi chiếc xe đó đang chạy ở phía ngoài lòng đường, chiếm làn bên trái. Đây là một hành vi sai luật trong giao thông đường bộ nhưng lại rất ít được xã hội đặt vấn đề bởi suy nghĩ mặc định của một số người dân: xe chạy chậm là an toàn thì có vấn đề gì phải bàn.

Tuy nhiên, đây là một lối nghĩ sai lầm bởi “hành vi xe chạy chậm không chạy sát lề phải” không những là phạm luật mà còn dẫn đến những diễn biến khác tiềm ẩn tai nạn và ùn tắc giao thông. Một ý kiến cho rằng: “Trước tiên mình ra hiệu cho họ, nếu họ biết thì sẽ tấp vô lề phải với xe máy, còn xe hơi thì tấp qua lề trái. Xử lý như em thì em tuýp còi một cái, nếu họ không nghe thì tuýp còi thêm cái nữa. Nếu họ nhường đường thì mình lên tại vì mấy người chạy chậm thường mới tập chạy xe. Nhiều lúc cũng bực nhưng xong rồi tình huống rồi thôi”. Một người khác nói: “Cái đó nhiều lắm. Hai người chạy chậm, đi hàng hài rồi mà còn chạy chậm. Mấy cái đó giống như lúc em về quê hay khách người ta hối mà không vượt quá tốc độ quy định. Gặp trường hợp đó cũng tức”.

Nghe các ý kiến tại đây:

 

Không ít lần chúng ta chạy xe trên đường với tốc độ bình thường nhưng sau đó phải giảm tốc độ bởi xe phía trước chạy “chắn” ngang đường với tốc độ thấp. Tuy nhiên, ta không thể vượt qua được bởi xe đó đang chạy và giữ rịt làn đường ở phía trái. Bạn phải chạy với tốc độ chậm như họ hoặc cho đến khi chiếc xe này chịu tấp qua làn phải. Đây là một tình huống không hề hiếm gặp trên các con đường ở đô thị.

Khi tham gia giao thông, mọi người chỉ quan tâm vận tốc tối đa của xe. Cơ quan chức năng cũng thường xử phạt những xe chạy quá tốc độ cho phép mà không để ý đến trường hợp xe chạy chậm so với quy định. Bởi họ thường mặc định, xe chạy chậm là an toàn thì có việc gì phải bàn. Tuy nhiên, thực tế, xe chạy chậm nhưng không ý thức làn đường mình đang đi, chắn ngang làn đường bên trái đồng nghĩa với việc không cho ai được phép vượt, thì nguy cơ tai nạn giao thông cũng cao tương tự như xe chạy quá tốc độ. Bởi khi xe phía trước chạy chậm, những xe sau chạy nhanh hơn buộc phải giảm tốc rồi lại tăng tốc. Hoặc việc chuyển làn liên tục, rồi giảm và tăng tốc liên tục là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông.

Cụ thể, tình trạng xe chạy chậm gây ảnh hưởng giao thông thường bắt gặp ở những con đường nhỏ, nhiều làn trộn chung và đông xe ở Sài Gòn. Các đối tượng chạy với tốc độ chậm đôi khi là một người không tập trung và không ý thức mình đang chạy xe ở làn đường nào, vận tốc ra sao… Đó có thể là một người phụ nữ có thói quen chạy xe chậm hay một thanh niên lơ đễnh với tay lái của mình… Hoặc cũng có trường hợp xe ô tô chạy với tốc độ chậm nhưng giữ mãi ở làn đường bên trái. Hay những trường hợp như xe buýt, xe dù đội lốt xe khách cố tình chạy chậm để đón thả khách bất hợp pháp. Mà điển hình là vào những dịp lễ Tết, những khu vực gần bến xe ền Tây, bến xe ền Đông, bến xe An Sương… nhiều xe khách chạy ra từ bến rà rà với tốc độ rất chậm ở một đoạn đường khá dài nhằm bắt khách “chui” dọc đường gần các bến xe, gây khó chịu cho nhiều xe lưu thông cùng và khả năng ùn tắc giao thông rất cao.

Xe bồn và container dàn hàng, chạy như “rùa bò” khiến hàng trăm xe ùn ứ trên đường vành đai 3 trên cao, Hà Nội hôm 29/3

Chúng ta biết rằng chạy xe quá tốc độ cho phép mới vi phạm luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, không phải chỉ ở trường hợp xe chạy nhanh vượt tốc độ cho phép mới xử phạt mà xe chạy chậm nhưng vẫn giữ khư khư làn đường bên trái, không đồng ý cho xe phía sau xin vượt, thì cũng thuộc trường hợp vi phạm luật giao thông.

Thực tế, với những trường hợp xe chạy chậm không gây hậu quả như ùn tắc hay tai nạn, cảnh sát giao thông rất khó xử lý tức thời. Khi được hỏi về tình trạng này, anh Trần Hoàng - Cảnh sát giao thông khu vực huyện Cần Đước (tỉnh Long An) chia sẻ thực tế: “Cái lỗi đó bây giờ không xử lý được, tại vì về tốc độ là khung quá tốc độ thôi, giới hạn vận tốc tối đa thôi chứ không giới hạn vận tốc tối thiểu. Chỉ có trường hợp không cho xe ưu tiên đi qua thì đó mới gọi là cản trở. Xe ưu tiên là xe cấp cứu, xe chữa cháy, xe quân đội…”

Anh Trần Hoàng, Cảnh sát giao thông khu vực huyện Cần Đước nói:

 

Tuy nhiên, anh Trần Hoàng cũng nói thêm, trong luật giao thông đường bộ có quy định tình huống xe chạy chậm và làm cản trở giao thông. Cụ thể, điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định thì bị phạt từ 300 ngàn đến 400 ngàn đồng đối với xe ô tô, từ 80 ngàn đến 100 ngàn đồng đối với xe mô tô và xe máy.

Tiếp cận từ nguồn gốc hành vi và nhận thức cá nhân, thạc sĩ Nguyễn Văn Tường, hiện đang công tác tại Khoa tâm lý học của trường ĐH Xã hội và Nhân văn TPHCM cho biết: “Đây là một thói quen tham gia giao thông của người Việt Nam mình. Hầu hết mọi người ra đường cứ nghĩ như đường nhà mình, thành ra lúc vội thì mọi người đi nhanh, lúc không vội mọi người đi chậm và nhiều khi nó phụ thuộc vào tính cách, thói quen của mọi người nữa. Có người lúc nào ra đường cũng đi rất là nhanh, không phân biệt đường tắc hay không tắc. Tắc thì họ chen lấn này kia, bằng mọi giá đi rất nhanh. Nhưng có những người họ rất thong dong mà có thói quen đi giữa đường, thậm chí đi sai làn đường v…v… Thế thì mình nghĩ là do thói quen của mỗi người”.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Tường cho biết:

 

Hành vi “xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định” được nhắc rất rõ trong Nghị định 46/2016 của Chính phủ về luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, nó lại bị xã hội xem nhẹ và không mấy được quan tâm trong việc tuyên truyền an toàn giao thông, giảm thiểu rủi ro. Người dân cần phải nhận thức mỗi hành vi của mình khi chạy xe ngoài đường. Bởi mỗi chi tiết xảy ra đều dẫn dắt đến các sự việc có khả năng gây ảnh hưởng đến toàn cảnh giao thông.

Ý thức chạy xe của người phía trước được đặt vấn đề khi xe chạy với tốc độ “rùa bò” nhưng lại không chạy sát lề. Họ không ý thức được hành vi này có thể gây ra nhiều diễn biến khác dẫn đến tai nạn giao thông. Điều đó cũng bắt nguồn từ ý nghĩ nông cạn của người dân như “đường mình mình đi, ai nói được gì” hoặc “mình đi chậm thì có gì sai” hay đơn giản là sự mất tập trung, lơ đễnh, không quan sát xung quanh. Những suy nghĩ này dẫn đến hành vi sai luật được lặp lại nhiều lần rồi mặc nhiên trở thành thói quen. Nguy hiểm hơn khi thói quen tiêu cực này lại được mặc định trong mỗi người dân đó là hành vi đúng, không vi phạm luật pháp.

Hậu quả của việc người chạy trước với tốc độ chậm nhưng không đi sát lề phải khiến xe phía sau không thể vượt có thể gây ra nhiều nguyên nhân khó lường. Xe sau từ việc chịu đựng tốc độ “rùa bò” của người chạy phía trước có thể dẫn dắt đến hành vi vi phạm luật giao thông như bấm còi, vượt phải, lượn lách hoặc bực dọc, cáu giận với xe trước. Các hành vi đó đều có khả năng gây tai nạn giao thông nếu người phía trước bất ngờ chuyển làn sang phải; xe sau lượn lách gây va chạm hoặc bấm còi khiến xe khác giật mình lạng tay lái. Hoặc vì bực mình mà lời qua tiếng lại ảnh hưởng tâm trạng lái xe, đỉnh điểm có thể xảy ra hỗn chiến giữa đường phố. Ngoài ra, nếu chạy chậm ở đường nhỏ mà giữ mãi làn đường ở mé ngoài còn có khả năng gây ùn tắc cục bộ bởi các xe sau đều phải chạy nối đuôi, không vượt lên được gây ùn ứ.

Nếu chạy chậm hơn so với vận tốc trung bình của nhiều xe khác cùng chiều thì cần phải đi sát lề phải - Ảnh nh họa

Ý thức mình chạy phía trước để quan sát những xe sau có tốc độ nhanh hơn mình thì cần phải chuyển sang làn phải. Tuy nó gắn liền với mỗi giây, mỗi phút giao thông nhưng ý thức hành vi này chưa được xã hội quan tâm và đề cao trong văn hóa giao thông vì ý nghĩ “ xe chãy chậm là an toàn”. Cần phải nhìn nhận sâu sắc rằng, từ hành vi nhỏ này có thể dẫn đến nhiều vấn đề không nhỏ khác gây ra tai nạn hoặc ùn tắc giao thông. Không vô duyên vô cớ màhành vi này được quy định trong luật giao thông đường bộ với mức phạt từ 300 ngàn đến 400 ngàn đồng đối với ô tô và 100 ngàn đến 200 ngàn đối với xe máy. Vì vậy, chúng ta cần ý thức và cẩn trọng hơn trong việc điều chỉnh tốc độ, không được chạy nhanh quá tốc độ quy định; nếu chạy chậm hơn so với vận tốc trung bình của nhiều xe khác cùng chiều thì cần phải đi sát lề phải.

Bên cạnh đó, báo chí và các phương tiện truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi cho người dân nhận thức được hành vi chạy chậm nhưng không sát lề phải là vi phạm luật giao thông và tiềm ẩn tai nạn giao thông. Các cơ quan chức năng cũng phải đẩy mạnh xử lý vi phạm những trường hợp này để răn đe người dân. Quan trọng nhất chính là ý thức của mỗi người dân chúng ta khi chạy chậm phải chạy sát lề phải, cần quan sát xe phía sau, không đùa giỡn hoặc gây hấn với những xe khác bằng cách giữa rịt làn đường được phép vượt.

Đi đúng luật là cách để bảo vệ bản thân mình khỏi những tai họa từ đường phố. Ở Mỹ, mỗi bang có luật riêng quy định việc chạy xe ở làn ngoài cùng bên trái nhưng đều chỉ ra rằng, tài xế chỉ nên chạy ở làn đường này khi cần vượt xe ở làn bên phải hoặc rẽ trái. Khi chạy ở làn bên trái và chạy nhanh hơn các xe bên phải, nên để ý xem có xe nào chạy nhanh hơn từ phía sau hay không và để họ vượt khi có thể. Nếu bạn là người chạy phía sau đuôi một xe có tốc độ thấp, muốn vượt thì cũng phải biết giữ bình tĩnh, không nóng vội mà vượt làn phải, lượn lách qua mặt xe phía trước cho bằng được hoặc bấm còi vô tội vạ gây ảnh hưởng nhiều xe khác xung quanh.

Mong rằng mọi người có thể nhận thức đúng hành vi tham gia giao thông khi bất cứ ai đều có thể đóng hai vai trò: vừa là xe chạy phía trước vừa là xe chạy sau của một xe khác. Lúc này, cần phải quan sát những xe xung quanh, trước và sau để điều chỉnh tốc độ cũng như đi đúng làn đường, lề phải của mình. Hành động nhỏ cần ý thức lớn trong văn hóa giao thông là rất quan trọng để bảo đảm đường phố an toàn và mọi người tham gia giao thông đúng luật… Đó cũng là con đường duy nhất xây dựng một đô thị văn nh mà mỗi người dân tham gia giao thông góp vào những viên gạch văn nh đó.