Viên chức với rượu bia: Những gương mặt nhuốm đỏ, những tấm danh dự bị bôi đen

Từ ngày 15/11/2020, thủ trưởng đơn vị có thể bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng nếu để nhân viên uống rượu bia trong giờ làm việc, tại nơi làm việc. Luật phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực từ đầu năm nay cũng đã nghiêm cấm hành vi này.

Tuy nhiên, vẫn có không ít vụ vi phạm, thậm chí cả TNGT do cán bộ, công chức viên chức gây ra trong trạng thái say xỉn.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Từ ngày 15/11/2020, thủ trưởng cơ quan đơn vị có thể bị phạt tới 3,5 triệu đồng nếu để nhân viên uống rượu bia trong giờ làm việc, tại nơi làm việc. Ảnh: Dân Việt 

11h30. Không gian tĩnh lặng trên phố Tăng Bạt Hổ dần bị phá vỡ. Người và xe nườm nượp kéo đến con phố vốn nổi tiếng với các nhà hàng, quán bia của Hà Nội. Những chén rượu cốc bia đặt xuống nâng lên.

Những gương mặt thực khách hoặc bừng bừng, hoặc dần tái đi. Hình ảnh tương tự xuất hiện trên hàng loạt các tuyến phố tập trung nhiều quán nhậu như Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân), Hoàng Cầu, Huỳnh Thúc Kháng, Dương Đình Nghệ.

Rất đông thực khách, ẩm khách trong trang phục công sở. Dãy dài xe ô tô đỗ bên ngoài nhà hàng. Một số gọi taxi, xe ôm công nghệ. Và điểm đến sau giờ ăn nhậu ở đâu, cánh tài xế là người rõ nhất: "Nói chung buổi trưa đi ăn nhậu thường về muộn lắm! Thường phải 2h chiều mới về. Mùi rượu inh ỏi lên, tại vì anh chở về cơ quan nọ, chở về cơ quan kia, anh biết mà!"

Cũng ít ai nắm rõ về các nhóm khách vào nhà hàng quán nhậu bằng nhân viên bảo vệ tại đây: “Ối giời ôi, đã bia ngon thì lai nhai lắm, nhanh nhất cũng phải 3 tiếng, còn không có khi đến 7 tiếng. 10 người may ra mới có 1 người tỉnh táo!”

Sự quá chén đưa đến hành vi quá đà, khiến hình ảnh cán bộ công chức viên chức trở nên méo mó.

"Rất là thiếu văn nh. Tinh thần của không còn nh mẫn nữa mà mà nhất là uống rượu, bia và giờ trưa thì buổi chiều sẽ rất mệt, buồn ngủ". 

"Chỉ có nhân viên công sở nhà nước mới dám nhậu vào buổi trưa, chiều nghỉ luôn. Nhậu nhẹt gây ảnh hưởng tới công việc, mất hình ảnh công bộc của dân". 

"Bia nhiều tác hại nó cũng gây mất an toàn giao thông như các sự việc đã xảy ra. Nó cũng khiến cho giao tiếp giữa người dân và công chức cũng căng thẳng hơn". 

Theo PGS TS xã hội học Trịnh Hòa Bình, những gương mặt đỏ gay trong giờ làm việc cùng hành xử thiếu tỉnh táo, thực sự là một sự mỉa mai cho tư cách nhân viên công quyền.

Còn chuyên gia văn hóa, PGS.TS Phạm Ngọc Trung cho rằng, sự quá chén đưa đến hành vi quá đà, khiến hình ảnh CBCCVC trở nên méo mó: "Từng có đồng chí công an, dân quân tự vệ hoặc là những người trong cơ quan công quyền có va chạm, đánh nhau ngay tại quán bia, quán rượu. Khi anh uống bia rượu quá chén thì người dân nhìn vào người ta không thể nào tin tưởng, không thể nào tôn trọng được".

Đáng nói hơn, nhiều người rời quán nhậu vẫn bước thẳng lên ghế lái. Đại diện một nhà hàng cho biết, ngay cả khi họ hỗ trợ dịch vụ đưa đón, khách hàng cũng nhất quyết chối từ: "Mình có hỗ trợ nhưng phải lựa khách, họ không muốn, họ tự tin là lái xe được thì đành chịu thôi chứ không thyết phục được họ".

Theo thống kê của Cục CSGT, Bộ Công an, 10 tháng đầu năm 2020, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý hơn 156 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Trung bình mỗi ngày có hơn 500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn được ngăn chặn trước khi kịp biến thành tai họa giao thông.

Chưa có con số bóc tách, bao nhiêu trong số đó là nhân viên công vụ. Vậy, những viên chức, công chức vi phạm bị phát hiện đã được xử lý ra sao?

---

Bài 2: Vi phạm nhiều, xử lý bao nhiêu?

--

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: