Văn hóa xe buýt: Cần sự chung tay của mọi người

Để tạo dựng môi trường văn minh, an toàn khi lưu thông bằng xe buýt không chỉ cần sự chỉn chu, chuẩn mực của đội ngũ nhân viên lái xe, phụ xe mà còn phải xuất phát từ chính ý thức, văn hóa của hành khách.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Xe buýt là phương tiện giao thông phổ biến của rất nhiều người bởi giá thành hợp lý và tiện lợi. Ảnh: Nhân Trần

Hiện nay, xe buýt là phương tiện giao thông phổ biến của rất nhiều người bởi giá thành hợp lý và tiện lợi. Thời gian gần đây, đơn vị quản lý và vận hành đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng và dịch vụ để phục vụ hành khách.

Bên cạnh đó, văn hóa đi xe buýt của hành khách cũng đã có nhiều chuyển biến khi đã hình thành thói quen ứng xử đẹp như nhường chỗ cho người già, phụ nữ mang thai, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em… Thế nhưng, đáng tiếc vẫn còn tồn tại hành vi chưa đẹp của một bộ phận hành khách.

 

“Cô đã chứng kiến có những người trẻ hơn cô, chưa đến 50 tuổi chẳng hạn, nhưng có văn hóa không được hay lắm. Ví dụ như khi xe đông, phụ xe yêu cầu hành khách đứng tránh ra để có cái đèn phản chiếu đằng sau ý, nhưng mà không làm theo mà còn nói lại. Những người tham gia đi xe buýt cần phải có văn hóa, cần phải có văn nh. Cái đấy đòi hỏi văn hóa từ đôi bên”.

“Mình cũng thỉnh thoảng gặp một số trường hợp hành khách kiểu thô lỗ. Vì thế mình nghĩ trên xe nên lắp camera quan sát để có vấn đề gì mình sẽ xử lý dễ dàng hơn”.

Đáng chú ý, vào ngày 20/10 vừa qua, dư luận xã hội vô cùng bức xúc khi nữ phụ xe Đỗ Thúy Hinh làm việc trên xe tuyến 103B Mỹ Đình - Chùa Hương của Xí nghiệp Xe buýt Cầu Bươu, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đã bị 4 thanh niên hành hung sau khi có ý nhắc nhở những hành khách này giữ trật tự chung trên xe. Đây là sự việc có tính chất côn đồ, gây mất an ninh trật tự, uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng của nhân viên xe buýt và các hành khách khác.

Nữ phụ xe buýt bị 4 nam thanh niên hành hung dã man 

Về hướng giải quyết vụ việc, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc trung tâm quản lý & điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết:

 

“Trước tình hình đó, Trung tâm đã có công văn gửi tới các cơ quan chức năng như công an thành phố, công an huyện Ứng Hòa, UBND huyện Ứng Hòa để đề nghị điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Chúng tôi được biết hiện nay cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc và quyết định khởi tố, xác nh được danh tính của 4 đối tượng hành hung và hi vọng sự việc sớm được đưa ra xét xử một cách nghiêm nh”.

 

Dù sự việc đã được cơ quan chức năng, đơn vị liên quan nhanh chóng vào cuộc xử lý nhưng có lẽ nỗi ám ảnh liên quan đến xe buýt sẽ khó quên đối với nhiều người. Đặc biệt, sự việc trên còn đặt ra vấn đề về việc làm cách nào để đảm bảo an toàn cho nhân viên xe buýt và hành khách trong những trường hợp tương tự.

Chị Trần Thị Thu Dung, phụ xe trên tuyến xe buýt số 90 chia sẻ: Mặc dù các nhân viên làm việc trên xe buýt đều được xí nghiệp xe buýt Hà Nội đào tạo các kỹ năng giao tiếp và ứng xử với hành khách sao cho lịch sự, hòa nhã cũng như cách xử lý đối với các tình huống cấp bách thế nhưng chị vẫn hi vọng hành khách có thể thấu hiểu những vất vả của công việc chị đang làm để cùng hợp tác, xây dựng môi trường giao thông xe buýt an toàn, văn nh hơn.

 

“Bản thân em đi trên xe em cũng không dám nhắc người ta nhiều đâu, người ta nói to thì em chỉ dám bảo lái xe nhắc hộ thôi chứ bình thường bọn em là phụ nữ, bọn em cũng không dám nói nhiều vì cũng sợ lắm. Phụ nữ chúng em đi làm ở trên xe cũng vất vả cũng mong mọi người có ý thức để đảm bảo an toàn trên xe vì thực ra trên đường cũng có nhiều cái nguy hiểm lắm”.

Theo tìm hiểu, để đảm bảo trật tự và an ninh ở trên các tuyến xe buýt, đơn vị vận hành đã tổ chức các chương trình tập huấn, chương trình đào tạo dành cho lực lượng lái xe và nhân viên bán vé về chức trách và nhiệm vụ của mình trong quá trình làm việc.

Cùng với đó, ngành xe buýt thủ đô cũng phối hợp với lực lượng chức năng trên cơ sở Kế hoạch 142 của Giám đốc Công an TP Hà Nội về đấu tranh trấn áp các tội phạm hình sự trên các tuyến vận tải công cộng. Trong 9 tháng năm nay, lực lượng này đã bắt và xử lý 149 vụ với 209 đối tượng, qua đó tình trạng gây rối, hành hung lái xe, trộm cắp đã được giảm rất nhiều.

Để công tác này phát huy hiệu quả hơn nữa, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý & điều hành giao thông đô thị Hà Nội nêu ý kiến:

 

“Chúng tôi cho rằng vẫn phải làm thường xuyên, liên tục, một mặt là vừa thông tin, tuyên truyền, kết hợp với đào tạo đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng để triển khai thường xuyên các chiến dịch, triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát để hiện tượng làm mất an ninh trên tuyến, trên xe, tại các hạ tầng sẽ giảm đi một cách tối đa và đảm bảo an ninh trật tự cả cho hành khách và nhân viên xe buýt”.

Để xây dựng văn hóa xe buýt, rất cần sự thay đổi ý thức của mỗi cá nhân, sự chung tay của tất cả mọi người, Có như vậy mới mong hình thành được một văn hóa xe buýt thực sự văn nh, thu hút đông đảo người tham gia loại hình phương tiện công cộng này, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm không khí cho Hà Nội.