Văn hóa nhường đường: Liệu có là điều 'xa xỉ'?

VOVGT - Trên thực tế, ở các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM, “nhường đường” lại trở thành chuyện xa xỉ hơn bao giờ hết. Vì sao lại như vậy?

Nghe nội dung chương trình tại đây:

 

Người dân đã không còn xa lạ với cảnh làn đường dành cho ô tô, các phương tiện đang xếp hàng kéo dài liền có vài xe đột ngột rẽ sang làn xe máy để có thể nhích từng centimet khiến cho tất cả những người đi xe máy đằng sau ngán ngẩm, chỉ biết bấm bụng chờ hoặc không kiềm chế được thì bấm còi inh ỏi, văng tục, leo lên vỉa hè mà đi. Rồi khi xe máy bị chiếm hết làn đường thì xe máy lạng lách đủ kiểu ở bất kỳ khe hở nào ễn là có thể đi được, bất chấp nguy cơ tai nạn xảy ra cho bản thân và người khác.

Thậm chí, không ít các trường hợp xe cứu thương, cứu hỏa dù bật còi ưu tiên xin đường nhưng cũng phải “chịu thua” khi người đi đường “mặc kệ”, “đường ta ta cứ đi”. Và cũng chỉ vì không nhường đường mà tình trạng giao thông vốn đã khó khăn lại càng thêm ách tắc.

Nhường đường trở thành thứ xa xỉ trong giao thông ở Việt Nam. Ảnh: Tuổi trẻ

Là người đã gắn bó nhiều với giao thông thành phố Hồ Chí Minh, được bà con tin yêu và các cấp chính quyền ghi nhận, anh Nguyễn Văn Linh – người được vinh danh “Hiệp sĩ giao thông 2012” bày tỏ ý kiến:

 

Lâu nay, người ta cho rằng chuyện nhường đường chỉ là câu chuyện của ý thức, của văn hoá ứng xử mà quên rằng không nhường đường cho các phương tiện trong những tình huống cụ thể cũng vi phạm pháp luật. Vậy nhường đường được quy định như thế nào trong luật giao thông đường bộ ở nước ta? Về vấn đề này, Trung uý Đỗ Quang Hưng, cán bộ đội tuyên truyền – Phòng CSGT đường bộ, đường sắt PC67 cho biết:

 

Luật là một chuyện, có áp dụng hay không, chế tài xử lý thế nào và người tham gia giao thông tuân thủ đến đâu lại là chuyện khác. Lý giải cho câu chuyện "văn hoá nhường đường” còn xa xỉ ở nước ta, PGS.TS Lê Quý Đức – nguyên phó viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển Việt Nam – cho rằng xuất phát từ thói quen ứng xử của người Việt Nam mang nếp sống nông thôn, nông dân, nông nghiệp ra nơi thành thị; từ thói quen, nếp sống tùy tiện, tranh thủ thời gian để đến đích được sớm, đã ảnh hưởng đến những hành vi ứng xử kém trong văn hóa giao thông hiện nay.

Đồng tình với quan điểm của PGS.TS Lê Quý Đức, NSUT Trung Dân, người quan tâm và gắn bó rất nhiều với các vấn đề xã hội đã chia sẻ:

 

Còn theo GS TS Vũ Gia Hiền - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá – Du lịch thì cho rằng đây là một “sản phẩm” tất yếu của xã hội khi mà ở đó nhu cầu được làm việc, được vươn lên thoát nghèo đang diễn ra vô cùng khốc liệt. Ông phân tích:

 

Dân còn thờ ơ với việc nhường đường cho xe ưu tiên tại Việt Nam

Thực tế cho thấy, nhường đường góp phần không nhỏ giúp việc lưu thông trở nên dễ dàng và an toàn hơn, tránh được nguy cơ ách tắc và tai nạn, qua đó tiết kiệm về mặt thời gian, kinh tế và hạn chế được các nguy cơ đối với môi trường. Ngược lại, nếu ai cũng chỉ vì bản thân, chen lấn, xô đẩy từng li từng tí một, không nghĩ đến người khác thì giao thông sẽ càng thêm phức tạp và ẩn họa những tai nạn phía sau.

Nhường đường trong quá trình lưu thông không chỉ là một quy định bắt buộc, mà còn là một nét văn hóa tại nhiều quốc gia văn nh. Có thể thấy, ở các quốc gia phát triển như Mỹ, châu Âu hay gần gũi là Singapore, Nhật Bản, khi càng ùn tắc giao thông hoặc có bất cứ sự cố bất thường nào dù khẩn cấp, nguy hiểm đến đâu đi chăng nữa thì mọi người vẫn rất bình tĩnh, trật tự. Cứ theo nguyên tắc, ai đến trước, đi trước, ai đến sau đi sau, thậm chí nhiều người còn nhường nhịn nhau, tuyệt đối không xảy ra chen lấn, xô đẩy. Họ luôn tuân thủ nguyên tắc, tôn trọng pháp luật, bình tĩnh, kiềm chế với ý thức, tinh thần tự giác rất cao, nhất là ý thức tôn trọng người khác.

Giao thông tại Nhật Bản rất quy củ, trật tự

Hay như ở Ba Lan, trong trường hợp xảy ra tắc đường thì các phương tiện đều rất tự giác trong việc nhường đường cho nhau, chia sẻ không gian và cơ hội lưu thông cho mọi hướng đi. Các phương tiện sẽ đi tuần tự, mỗi hướng chỉ có một phương tiện di chuyển, các phương tiện ở phía sau xếp hàng chờ đến lượt mình, theo quy tắc cài răng lược. Nhờ vậy, các phương tiện đi từ mọi hướng đều được di chuyển, dù với tốc độ chậm hơn nhưng sẽ không xảy ra hiện tượng ách tắc, kẹt cứng tại các nơi giao nhau.

Thiết nghĩ, trước mắt, ngay từ bây giờ, cần triển khai trong các trường học nhằm trang bị giúp các em học sinh, thế hệ trẻ có được ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành pháp luật, từ đó, hình thành nên nền tảng, hạt nhân lan rộng trong thế hệ trẻ và toàn xã hội. 

Để làm được điều này, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông đến với từng người dân một cách sâu rộng, hiệu quả, nhằm nâng cao ý thức tự giác, tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông. Giao thông sẽ trở nên tốt đẹp hơn đâu phải chỉ vì đường phố có nhiều cao ốc, công viên, cũng chẳng phải chỉ vì lưu thông nhiều xe sang và đẹp mà chính là những cách ứng xử có văn hóa – “văn hóa nhường nhịn” của mỗi người. “Nhường nhịn” là bài học ai cũng đã từng học qua thời cắp sách, đừng để khi trưởng thành lại trở thành điều “xa xỉ” trong cuộc sống hiện nay.