Văn hóa còi xe ở nước ngoài dưới góc nhìn người Việt

VOVGT - Ở các đô thị khác trên thế giới, kể cả ở các thành phố đông đúc thì khi ra đường, hầu như chúng ta không nghe thấy tiếng còi xe inh ỏi.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Ảnh nh họa

Nhiều người Việt có cơ hội du lịch ở nước ngoài đã nhận thấy sự khác biệt rất lớn về văn hóa bấm còi ở nước ta với các quốc gia khác. Tại Việt Nam, sử dụng còi xe trở thành một thói quen của người tham gia giao thông, đó là công cụ thông dụng để xin đường, báo vượt, nhắc đèn đỏ thậm chí là phương tiện để ra lệnh hay trêu chọc những người khác. Nhưng ở nước ngoài, bạn hiếm khi nghe thấy tiếng còi xe, và khi bạn đi bộ sang đường thì những chiếc ô tô sẽ ngay lập tức dừng lại nhường đường mà bạn không phải nghe những tiếng còi chói tai. Ngay cả nếu bạn đứng ngay vệ đường của những con đường đông nghẹt ô tô thì cũng rất hiếm khi bạn nghe thấy tiếng bấm còi xe. Chỉ là tiếng động cơ của hàng loạt ô tô lưu thông trên đường. Đến khi xảy ra tắc đường, hàng dài những chiếc xe ô tô cũng lầm lũi đi, dù có phải chờ đến nhiều tiếng đồng hồ vì tắc đường thì tất cả cũng trong im lặng, trật tự. Không thấy những tiếng còi xe, tiếng người quát mắng chửi rủa nhau trong bực tức.

Chị Thanh Thảo ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ góc nhìn của mình sau nhiều chuyến đi:

"Tôi đã có dịp tới với hơn 10 quốc gia trên thế giới, chủ yếu ở châu Á và châu Âu, nhưng không ở đâu tôi nghe thấy nhiều tiếng còi xe như ở Việt Nam, thậm chí có những thành phố không nghe thấy tiếng còi xe. Mọi thứ diễn ra rất trật tự, mọi người chấp hành đúng theo làn đường, theo tín hiệu đèn giao thông nên có thể không phải sử dụng đến còi xe".

 

Suốt thời gian dài học tập tại Singapore, chị Nguyễn Thu Huyền, một người công tác trong lĩnh vực giáo dục tại Hà Nội cũng cho biết, ở Singapore cũng như nhiều thành phố lớn khác, bạn rất ít khi nghe tiếng còi xe. Người ta chỉ dùng 1 tiếng còi ngắn trong trường hợp cần thiết như nhắc nhở người khác đang trong tình trạng mất an toàn.

"Tôi thấy rằng dù đây là một đất nước nhỏ nhưng văn hóa giao thông nói chung và văn hóa sử dụng còi riêng của người dân ở đây rất tốt, biểu hiện là người dân rất hạn chế việc sử dụng tới còi xe. Họ có quy định rất rõ ràng về khoảng cách giữa các xe được sử dụng còi và mức độ âm thanh của còi ra sao, đặc biệt có quy định cụ thể về khung giờ được phép sử dụng và khung giờ bị cấm sử dụng còi nên từ sau 21h đêm hầu như mọi người không ai sử dụng còi xe".

 

Ảnh nh họa

Ở một quốc gia có nhiều đặc điểm giao thông tương đồng với Việt Nam như Thái Lan thì hầu hết khách du lịch Việt cũng bị ấn tượng bởi không hề nghe thấy tiếng còi xe. Người lái xe ở Thái Lan sử dụng tiếng còi xe để biểu thị sự đã hết sự kiên nhẫn đối với cách lái xe của người bên cạnh hay ở phía trước. Ở một số đô thị khác trên thế giới, việc sử dụng còi xe còn được cho là cấm kỵ, vì nó chỉ được sử dụng cho hai mục đích: khi khẩn cấp, hoặc để tỏ thái độ nóng giận với một ai đó.

Mục đích sử dụng phải sử dụng đến còi xe ở nước ngoài, theo quan sát của người Việt là:

"Ở nước ngoài họ chỉ sử dụng còi khi đã hết sự kiên nhẫn, không còn dùng lời nói được với nhau, bởi tiếng còi là thể hiện sự bức xúc. Trong một đường phố thì tiếng còi vang lên được coi là một sự lạ lẫm bởi nó thể hiện sự bất lịch sự và gây ra nhiều khó chịu cho người khác"

“Ở Singapore, người dân có một ý thức rõ ràng trong việc sử dụng còi, đó là chỉ sử dụng còi trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn cho mình và người tham gia giao thông khác, chứ không phải là khi lưu thông gặp khó khăn thì sử dụng còi ngay".

 

Đa phần các quốc gia trên thế giới đều công nhận và cho phép sử dụng còi xe khi tham gia giao thông nhưng các trường hợp được sử dụng còi thường được quy định là tình huống khẩn cấp, có liên quan tới an toàn của người lái xe. Pháp luật của một số quốc gia có những quy định tường nh cấm hành vi sử dụng còi không đúng mục đích. Ví dụ như tại nước Anh, sử dụng còi là bất hợp pháp trừ những trường hợp khẩn cấp. Trong Luật của nhiều nước trên thế giới cũng cấm sử dụng còi một cách liên tục hoặc gây ồn ào quá mức trong Thành phố, nếu vi phạm sẽ bị “đánh” mạnh vào túi tiền, thậm chí đối mặt với án phạt tù. Tại New York (Mỹ) có thể bị phạt 350 USD (khoảng 8 triệu đồng Việt Nam) vì vi phạm này. Ở Singapore, ngoại trừ trường hợp cần thiết để tránh va chạm, những ai bấm còi khi xe đang dừng sẽ bị phạt 70 đô la Singapo (khoảng 1,3 triệu đồng), thậm chí có thể hầu tòa với mức án 3 tháng tù. Chính quyền Peru lại quy định những tài xế bấm còi với âm lượng như còi xe cảnh sát hoặc xe cứu thương có thể bị tịch thu xe. Còn tại Nhật Bản, việc giữ trật tự nơi công cộng được đề cao trong nếp sống mỗi người dân, việc sử dụng còi bừa bãi không chỉ là hành vi trái pháp luật mà còn vi phạm các quy phạm của đạo đức.

Anh Bùi Minh Đức. một du học sinh mới trở về nước cho rằng, người dân ở các đô thị khác chấp hành tốt các quy định trong việc sử dụng còi xuất phát từ nhận thức của họ.

"Mình khi học tập và công tác ở nước ngoài thì mình thấy ở khu dân cư đặc biệt hiếm khi nghe thấy tiếng còi xe, nếu như không muốn nói là không bao giờ nghe thấy, bởi vì mọi người đều tuân thủ quy định không bấm còi trong khu vực đông dân cư. Trong quá trình lưu thông cũng rất ít người bấm còi bởi vì mọi người đều biết rằng khi gặp đèn đỏ thì đều phải chờ nhau, mọi người đều biết là dù có bấm còi thì người khác cũng không nhường đường nên cứ từ từ mà đi. Điều này mình nghĩ là xuất phát từ việc họ có nhận thức tốt".

 

Ảnh nh họa

Chị Nguyễn Thu Huyền cũng nhấn mạnh vấn đề nhận thức để tạo nên thói quen văn nh khi sử dụng còi trong quá trình tham gia giao thông:

"Ngay từ trong ý thức họ đã nhận thức rõ ràng rằng việc sử dụng là phương án cuối cùng phải sử dụng trong khi tham gia giao thông, chứ không phải vì bất cứ lý do nào hay vì ý thức mà sử dụng còi xe. Bởi ý thức như vậy nên việc sử dụng còi xe ở đây rất văn nh và không tạo ra cảm giác khó chịu cho người tham gia giao thông".

 

Như vậy, nâng cao nhận thức và ý thức của người tham gia giao thông là quan trọng nhất để hạn chế những âm thanh khủng khiếp như còi xe ở trên đường. Việc hình thành những nhận thức này được hệ thống giáo dục ở các đô thị tiên tiến chú trọng ngay từ sớm cho các em nhỏ.

Chị Thanh Thảo ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nêu ý kiến về vấn đề này:

“Mỗi công dân ở nước ngoài, ngay từ bé họ đã được giáo dục về việc sử dụng còi xe như thế nào là văn nh khi tham gia giao thông. Mặt khác là có những quy định của pháp luật rõ ràng, cụ thể nên mọi người đều có ý thức chấp hành. Việc giáo dục từ khi còn bé cộng với văn hóa giao thông được bồi đắp trong quá trình trưởng thành khiến mọi người có ý thức tốt khi tham gia giao thông, trong đó có việc sử dụng còi xe".

 

Hơn nữa, theo quan sát của nhiều người Việt, việc sử dụng còi xe ở nước ngoài còn thể hiện văn hoá và phép lịch sự. Những thói quen xấu như ấn còi inh ỏi, bấm còi nhằm ép người khác tránh ra để vượt lên, thực chất không phải lúc nào cũng vi phạm pháp luật giao thông. Nhưng văn hoá giao thông đòi hỏi nhiều hơn như thế. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhường nhịn, và khoan dung lẫn nhau.