Trả lương cho thời gian đi làm bằng phương tiện công cộng để thu hút hành khách

Các chuyên gia cho rằng, làm việc trên đường đi làm có thể giúp giảm bớt phần nào áp lực công việc, song người lao động cũng cần được trả công xứng đáng cho khoảng thời gian họ bỏ ra bên ngoài công sở.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Các chuyên gia cho rằng, thay vì gò bó nhân viên tại văn phòng, việc áp dụng chế độ làm việc linh hoạt có thể mang lại lợi ích cho người lao động

Kết quả một Dự án nghiên cứu về hoạt động đi lại gần đây tại Anh cho thấy, trung bình mỗi người dân  London tốn khoảng 79 phút mỗi ngày để đi từ nhà tới cơ quan và ngược lại, tức họ phải mất ít nhất 300 giờ mỗi năm, hay hơn 13 ngày chỉ để di chuyển qua lại giữa nhà và nơi làm việc.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Tây nước Anh cho rằng, thời gian đi lại ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hài lòng đối với công việc. Theo đó, thêm 20 phút đi làm hàng ngày tác động tiêu cực tới người lao động tương tự như việc bị cắt giảm 19% tiền lương.

Ngoài ảnh hưởng thể chất, nghiên cứu thực hiện bởi Đại học Cambridge với 34.000 người còn phát hiện ra, những người mất dưới nửa tiếng cho việc di chuyển từ nhà tới nơi làm việc sẽ làm việc hiệu quả hơn 7 ngày mỗi năm so với người có thời gian đi làm từ một giờ trở lên. Bên cạnh đó, những người phải đi làm xa có nguy cơ trầm cảm cao hơn 33%, 12% căng thẳng liên quan đến công việc, nguy cơ béo phì cũng cao hơn 21%.

Các chuyên gia cho rằng, thay vì gò bó nhân viên tại văn phòng, việc áp dụng chế độ làm việc linh hoạt có thể mang lại lợi ích cho người lao động, giúp họ ít bị căng thẳng hoặc trầm cảm hơn.

Ông Shaun Subel, Giám đốc chiến lược Công ty bảo hiểm y tế tư nhân VitalityHealth nhận định: “Cho phép nhân viên linh hoạt thời gian để tránh đi làm vào giờ cao điểm có thể giúp họ giảm căng thẳng và lựa chọn lối sống lành mạnh hơn. Điều này cũng tác động tích cực đến năng suất lao động”.

Khảo sát của Đại học Tây nước Anh với 5.000 người đi làm ở London cho thấy, 54% người được hỏi cho biết thường xuyên sử dụng hệ thống wi-fi trên phương tiện giao thông công cộng để trao đổi và gửi email công việc. Máy tính bảng, điện thoại thông nh và hình ảnh những người ệt mài làm việc với màn hình đôi khi khiến các toa tàu trông như những ‘văn phòng’ thu nhỏ.

Số người làm việc trên đường đi làm dường như đang có xu hướng tăng khi khả năng truy cập wi-fi ngày càng được cải thiện.
Không ít ý kiến khẳng định, tuyến đường đi làm hàng ngày đóng vai trò như một ‘khoảng đệm’, nơi họ khởi động ngày mới hoặc tổng kết công việc trước khi về nhà nghỉ ngơi.

Số người làm việc trên đường đi làm dường như đang có xu hướng tăng khi khả năng truy cập wi-fi ngày càng được cải thiện

Tiến sĩ Juliet Jain, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm Giao thông và Xã hội, Đại học Tây nước Anh cho rằng, nếu thời gian đi lại trên các phương tiện công cộng được tính là thời gian làm việc thì sẽ tạo ra nhiều tác động kinh tế, xã hội đồng thời ảnh hưởng tích cực tới ngành đường sắt: “Nó có thể giảm bớt áp lực đi lại vào giờ cao điểm và tạo sự thoải mái, linh hoạt hơn trong thời gian làm việc. Tuy nhiên, điều này cũng đặt yêu cầu giám sát nhiều hơn và trách nhiệm giải trình năng suất lao động”.

Nhìn nhận ở góc độ người đi làm, tiến sĩ Jain cho biết thêm, là một nhà nghiên cứu, cũng như nhiều nhân viên văn phòng khác, không ai quan tâm đến chuyện bà làm công việc của mình ở đâu, ễn là nó được hoàn thành.

Đồng quan điểm trên, ông Mark Bull, Giám đốc điều hành Randstad, một công ty chuyên về nhân sự cho rằng, làm việc trong thời gian di chuyển đang là cách sử dụng ‘thời gian chết’ thông nh để tăng năng suất, đồng thời cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Bạn có thể về nhà sớm thay vì ở văn phòng lâu hơn.

Các chuyên gia từ Trung tâm Giao thông và Xã hội, Đại học Tây nước Anh nhận định, việc tính thời gian đi làm là thời gian làm việc, sẽ có tác động rất sâu rộng tới từng cá nhân, người sử dụng lao động và cả ngành giao thông công cộng. Nếu năng suất làm việc trên quãng đường đi làm tương đương văn phòng, người lao động có thể đi làm muộn hơn vào buổi sáng và về sớm hơn vào buổi chiều để tránh những chuyến tàu đông đúc. Tuy nhiên, muốn chứng nh được điều này cần một quá trình dài và vẫn còn rất nhiều trở ngại phải vượt qua.

Tại Việt Nam, sự phổ biến của intrernet tốc độ cao và những thiết bị di động thông nh đang giúp rất nhiều hành khách xử lý công việc khi đi làm bằng các phương tiện công cộng.

Chị Bùi Việt Hà, nhân viên văn phòng tại Hà Nội chia sẻ: “Tốc độ Internet ngày càng cao nên với một chiếc máy tính bảng hay điện thoại di động mình có thể kiểm tra và trả lời email công việc ở bất kỳ đâu, ngay cả trên xe buýt hoặc các phương tiện công cộng khác. Theo mình, năng suất mới là quan trọng chứ không nhất thiết phải làm việc tại văn phòng”.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu thời gian xử lý công việc trên các phương tiện công cộng được tính vào thời gian làm việc, sẽ khuyến khích nhiều người sử dụng phương tiện công cộng hơn, giảm được nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm khí thải.