Thu phí đầu năm học: Đừng để mãi là gánh nặng

Mỗi khi năm học mới chuẩn bị bắt đầu, dư luận lại băn khoăn về những khoản thu đầu năm, trong đó không ít ý kiến cho rằng đang tồn tại sự "lạm thu", thu quỹ bất hợp lý, thu sai quy định.

Năm nay cũng vậy, Quỹ đầu năm - các gia đình sẵn sàng chia sẻ với nhà trường, nhưng phải đảm bảo các khoản thu là nh bạch, có mục đích hợp lý. Đây cũng là quan điểm của bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương khi trao đổi cùng PV VOV Giao thông

PV: Dường như đầu năm học nào cũng xuất hiện phàn nàn của phụ huynh về chuyện họ phải đóng quá nhiều tiền phí và quỹ. Năm nay cũng vậy, bà nhận định gì về việc này, một việc không mới nhưng luôn nhức nhối?

Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Tôi thấy năm nào cũng thế, phụ huynh phản ánh, báo chí viết nhiều, đến năm học sau thì việc tương tự lại được phản ánh. Dư luận chung của phụ huynh học sinh là nhà trường, ngoài những quỹ trường, quỹ lớp, quỹ hội cha mẹ học sinh thì còn phát sinh thêm rất nhiều các quỹ khác nữa, khiến cho phụ huynh phiền lòng.

Chuyện cứ lặp đi lặp lại như vậy mà chúng ta bằng rất nhiều nỗ lực của nhiều cấp, nhiều ngành và ngay cả bản thân ngành giáo dục nhưng chưa xử lý được triệt để vấn đề này.”

Ảnh nh họa 

PV: Vâng quả thật là nhiều trăn trở. Nếu xét theo tên gọi, ví dụ Quỹ cơ sở vật chất, lắp điều hòa, máy chiếu, rèm cửa, rồi quỹ phụ huynh..., thì dường như phụ huynh đang nghiễm nhiên phải có trách nhiệm chia sẻ với nhà trường để con họ có điều kiện học tốt. Có vẻ việc này không hợp lý, phải không thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Có những khoản thu vô lý, nếu trang bị cơ sở vật chất một lần thì có thể dùng được nhiều năm, hệ thống rèm cửa, điều hòa, máy chiếu thì nếu học sinh một lớp này đóng góp thì có thể sử dụng cho những năm sau.

Thế nhưng khi các em học sang lớp mới lại phải đóng góp từ đầu và những em tiếp quản lớp cũ thì vẫn cứ phải đóng góp thì đấy là lạm thu. Cũng có trường hợp khoản thu do thỏa thuận của phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm, đóng quá nhiều quỹ thì chúng ta cần lên án.

Tuy nhiên ở một góc độ nào đó, tôi rất chia sẻ với các trường, bởi vì việc thu quỹ nhiều hầu như chỉ xảy ra ở các trường công lập, còn các trường ngoài công lập thì rất ít. Các trường công lập thì số tiền từ ngân sách nhà nước cấp cho không nhiều, từ 90 triệu cho đến hơn 100 triệu mỗi năm, rõ ràng các trường cũng rất khó khăn nên phải huy động quỹ từ phía cha mẹ.

Còn nguyên nhân nữa là chúng ta đang đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình và SGK thì kinh phí cần nhiều hơn chương trình cũ. Nhưng cách giao kinh phí cho ngành giáo dục vẫn áp dụng cũ và định mức kinh phí không hề thay đổi cho nên các trường gặp khó rất nhiều.

PV: Vâng rất chia sẻ với khó khăn khách quan của nhà trường, tuy nhiên “Quỹ đầu năm, đừng mãi là gánh nặng”. Đây là điều các gia đình có quyền được mong đợi, vì họ sẽ chỉ đồng thuận với nhà trường nếu các khoản thu thực sự nh bạch. Theo bà giải pháp căn cơ nhằm hạn chế các trường lạm thu, thu trá hình... là gì?

Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Trước tiên, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính sớm tham mưu cho Chính phủ để có cách giao kinh phí cho các trường công lập, đáp ứng đúng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và SGK mới. Nếu vẫn áp dụng cách tính kinh phí cũ thì các trường vẫn gặp khó.

Thứ hai cũng đề nghị các trường thực sự nh bạch, rạch ròi và lấy ý kiến của đông đảo phụ huynh, phải phục vụ mục đích giáo dục, thu đúng, thu đủ.

Về phía phụ huynh thì tôi cũng rất tha thiết mong phụ huynh nên tìm hiểu kỹ tất cả quy định, các khoản thu nộp ở trong nhà trường hiện nay thì đã có quy định rồi. Phụ huynh nên nắm được những quy định đấy, phát hiện những khoản thu vô lý, kịp thời phản ánh với cơ quan chức năng.

Bây giờ tôi thấy nhiều tỉnh, thành cũng làm rất tốt, HĐND sẽ ban hành danh mục khoản thu trong nhà trường được phép thu, tối đa không quá bao nhiêu tiền.”

PV: Xin cảm ơn bà.