Thu hàng chục tỉ USD từ phí hành lý, các hãng bay vẫn muốn tăng phí

Đi lại bằng đường hàng không đang ngày càng trở nên đắt đỏ bởi tình trạng lạm phát, giá nhân công và nhiên liệu tăng cao. Không những vậy, thời gian gần đây, nhiều hãng hàng không còn bất ngờ tăng phí ký gửi hành lý, quy định mức giá khác nhau tùy thời điểm khách hàng đăng ký kiếm tra.

Tại Mỹ, Delta Airlines là hãng hàng không mới nhất vừa tham gia xu hướng tăng phí ký gửi hành lý, cùng American và United Airlines cũng thông báo tăng giá dịch vụ này trong hai tuần qua.

Theo đó, phí ký gửi áp dụng cho hành lý thứ nhất và thứ hai đều tăng thêm 5 USD đối với tất cả các chuyến nội địa và quốc tế chặng ngắn. Những hành khách được hưởng đặc quyền của Delta như thành viên hạng thẻ bạch kim hay khách ở khoang hạng nhất sẽ tiếp tục được ễn phí ký gửi.

Hành khách tại sân bay quốc tế O’Hare ở Chicago - Ảnh Getty Images

Phóng viên đài Alive của Mỹ thông tin: “Hiện hành khách đi máy bay của Delta Airlines sẽ phải trả 35 USD cho hành lý ký gửi thứ nhất và 45 USD cho gói thứ hai. Đây là lần tăng phí đầu tiên của Delta kể từ năm 2018 và hãng cho biết điều này sẽ giúp họ ‘theo kịp tốc độ’ tăng chi phí của ngành hàng không. Động thái này diễn ra ngay sau khi American, Alaska và Jetblue đều tăng phí hành lý ký gửi”.

Theo báo cáo từ Idea Works Company, Công ty chuyên tư vấn về mảng doanh thu phụ trợ cho các hãng hàng không, chỉ tính riêng phí ký gửi hành lý đã đem về hơn 33 tỷ USD cho 20 hãng không lớn nhất thế giới vào năm ngoái. Con số này tăng 15% so với năm 2022 và lần đầu tiên vượt qua mốc 30 tỷ USD kể từ trước đại dịch COVID-19.

Còn Bộ Giao thông vận tải Mỹ cho biết, phí hành lý ký gửi là ‘nguồn kiếm tiền lớn’ của các hãng hàng không. Theo số liệu mới nhất vừa công bố, năm 2023, các hãng bay Mỹ thu về gần 6 tỷ USD từ phí hành lý, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm 2019.

Lý giải về quyết định tăng phí hành lý thời gian gần đây, các hãng hàng không cho biết, điều này để giải quyết vấn đề chi phí nhân công và nhiên liệu leo thang. Đây cũng là cách giúp các hãng bay có lãi trở lại sau thời gian khó khăn vì COVID -19.

Đại diện hãng hàng không giá rẻ JetBlue chia sẻ: “Dù chúng tôi không muốn tăng phí hành lý nhưng đây là giải pháp giúp hãng bay có lãi trở lại và trang trải các khoản chi phí nhân công, nhiên liệu ngày càng tăng. Đây cũng là cách để chúng tôi giữ giá vé cơ bản ở mức thấp, mà vẫn duy trì các dịch vụ ưa thích của khách hàng trong chuyến bay như TV hay Wifi tốc độ cao ễn phí”.

Nghiên cứu của Idea Works Company chỉ ra, phần lớn hành khách phải trả thêm các khoản tiền không cần thiết cho hành lý như phí kiểm tra, phạt vượt quá cân nặng khi sử dụng dịch vụ hàng không.

Trong khi đó, không ít hãng bay lạm dụng điều này để thu thêm tiền từ khách hàng khiến nhiều người cảm thấy bức xúc.

“Tôi thấy dường như mọi thứ trong thế giới chúng ta đang sống đều phải tính phí”.

“Điều này đẩy gánh nặng về phía hành khách và tăng thêm lợi nhuận cho các hãng hàng không”

Chia sẻ quan điểm trên, bà Katy Nastro, chuyên gia du lịch đến đến từ Going.com nhận định, việc tăng phí hành lý có thể khiến những gia đình đi du lịch đông người cảm thấy e dè: “Điều này không chỉ tác động lên ví tiền của những hành khách trung lưu mà thực sự ảnh hưởng đến những gia đình đi du lịch đông người với nhiều hành lý”.

Nhân viên xếp hành lý lên máy bay của Southwest Airlines tại Sân bay John Wayne ở Santa Ana, California - Ảnh Getty Images

Bên cạnh tăng phí kiểm tra hành lý, nhiều hãng hàng không cũng quy định mức giá tùy thuộc vào từng thời điểm. Theo đó, khách hàng sẽ phải chi nhiều hơn nếu họ kiểm tra hành lý tại sân bay hoặc sát thời điểm khởi hành thay vì trả tiền để kiểm tra hành lý trực tuyến trước.

Đây được xem là cách tiếp cận giúp các hãng hàng không giảm bớt nhân số nhân viên phục vụ tại khu vực làm thủ tục và đưa hành khách đến cổng kiểm tra an ninh nhanh hơn. Ông Barry Biffle, Giám đốc điều hành Frontier Airlines cho rằng, điều này dễ dàng hơn cho cả hành khách và các hãng hàng không.

Tuy nhiên, trong xu hướng tăng phí ký gửi hành lý, vẫn còn không ít hãng bay quyết định ‘bơi ngược dòng’. Southwest Airlines là một ngoại lệ trong số các hãng hàng không lớn của Mỹ khi vẫn cho phép kiểm tra hai túi hành lý ễn phí.

Ông Andrew Watterson, Giám đốc điều hành Southwest cho biết, để tránh bị thu thêm tiền, nhiều khách hàng đối phó bằng cách mang thêm hành lý xách tay và điều này làm chậm hoạt động lên máy bay. Trong khi Southwest đang cố gắng quay vòng máy bay trong 45 phút, thậm chí ít hơn đối với một số máy bay Boeing cỡ nhỏ.

Theo ông Watterson, lợi ích là sự kết hợp hài hòa giữa tính hiệu quả và việc khách hàng có quay trở lại với hãng bay hay không: “Nếu bạn đối xử tốt với khách hàng của mình, đưa ra chính sách công bằng thì họ sẽ quay lại với bạn nhiều lần hơn”

Tại Việt Nam, thông thường quy định về hành lý ký gửi khi đi máy bay sẽ có sự khác biệt giữa các hãng hàng không. Mỗi đơn vị đều có những quy định riêng.

Ví dụ đối với Vietnam Airlines, thông thường, chi phí ký gửi với các tuyến bay nội địa dao động từ 90.000 – 180.000 VNĐ/gói 5kg; 180.000 – 360.000 VNĐ/gói 10kg. Với chuyến bay quốc tế, giá thành dao động từ 15 – 45 USD/gói 5kg; 30 – 90 USD/gói 10kg. 

Ngoài ra, khách hàng còn có thể mua thêm lượng hành lý muốn ký gửi và trả trước trong thời gian đặt chỗ hoặc sau khi đã mua vé. Mức phí mua thêm là 40.000 – 80.000 VNĐ/kg với tuyến bay nội địa và 5 – 30 USD/kg đối với tuyến bay quốc tế.