Phụ nữ và văn hóa giao thông

VOVGT - Trong xã hội hiện đại, vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng văn hóa giao thông cần được nhìn nhận khách quan để phát huy hơn nữa.

Nghe nội dung chương trình tại đây:

 

Vừa qua, ngày 21/01, những tuyến xe buýt điện đầu tiên chạy quanh thành phố vừa được đưa vào thí điểm hoạt động chỉ trong một thời gian ngắn đã thu hút sự thích thú, chú ý từ người dân thành phố. Đặc biệt hơn là trong 10 tài xế hoạt động theo ca thì có đến 4 bác tài là nữ dù so với các chuyến buýt bình thường, xe buýt điện vẫn chưa được trang bị đầy đủ, không có kính, chỉ có thể che nắng bằng ếng gạt nhựa, và chỉ có duy nhất tài xế kiểm soát hành khách lên – xuống xe.

4 nữ tài xế tham gia hoạt động trên những chuyến xe buýt điện đầu tiên ở Sài Gòn

Trước đó, trong khung giờ cao điểm chiều tối ngày 11/01, áp lực giao thông tăng cao, nhiều tuyến đường xảy ra hiện tượng ùn ứ. Bấy giờ, một người phụ nữ dựng xe bên đường, tiến đến tham gia điều tiết, phân luồng giao thông một cách thành thạo. Trong trang phục váy chống nắng, đeo khẩu trang bịt kín mặt, trên đầu vẫn còn đội mũ bảo hiểm, người phụ nữ liên tục giơ tay ra hiệu, hướng dẫn các phương tiện đi tuần tự, đúng làn đường tại khu vực dưới chân cầu Trần Khánh Dư (quận Phú Nhuận, Tp.HCM). Hành động của người phụ nữ không rõ danh tính khiến nhiều người bất ngờ và cảm phúc.

Và gần đây nhất, chị Vũ Thiên Lý (40 tuổi, tài xế xe dịch vụ, ngụ quận 12) đã gây xúc động khi bỏ qua việc đi đón khách, đồng ý đưa anh Nguyễn Văn Nam (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đang bị chấn thương nặng trong vụ tai nạn giao thông tại ngã ba Trị An vào bệnh viện. Dù cách đó một tuần, cả thành phố vẫn xôn xao về việc một thanh niên vì cứu người đã bị người nhà nạn nhân đâm rách phổi chỉ vì hiểu lầm.

Được biết, đêm đưa anh Nam đi cấp cứu, chứng kiến sự khó khăn của nạn nhân, chị Lý vét túi lấy hết 300.000 đồng để giúp gia đình anh Nam trong khi bản thân mình cũng đang đơn thân nuôi con nhỏ và mẹ già, xe chị chạy là xe đi thuê...

Chị Lý không ngần ngại lái xe chở người bị nạn đi cấp cứu. Ảnh: Dân trí

Trực tiếp điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nhất là phương tiện công cộng hay tham gia điều tiết giao thông đều được đánh giá là công việc đặc thù của nam giới vì sự khắc nghiệt. Chị Hạnh, tài xế xe buýt số 44 chia sẻ:

 

Chia sẻ và thấu hiểu những khó khăn mà người phụ nữ gặp phải khi tham gia giao thông, nhất là khi xảy ra sự cố va chạm, Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh cho biết:

 

Điều này hoàn toàn chính xác, nh chứng ở những thay đổi rõ nét trong văn hóa giao thông, góp phần vào sự văn nh, hiện đại từng ngày của thành phố với sự cống hiến của các nữ chiến sĩ cảnh sát giao thông, lực lượng thanh niên xung phong trong cả công tác văn thư, hành chính cho đến việc trực tiếp tham gia vào việc điều tiết, phân luồng giao thông hàng ngày, hàng giờ trên mọi cung đường.

Đại úy Trần Thị Hồng Nhung, Phó đội trưởng Đội tuyên truyền (PC67 Công an Tp.HCM) chia sẻ:

 

Bày tỏ sự tự hào và tâm huyết bản thân cũng như các đồng chí chiến sĩ, nữ cảnh sát giao thông khác, chị cho biết thêm:

 

Những năm vừa qua, các mô hình điểm về an toàn giao thông như: Phụ nữ với ATGT, Gia đình phụ nữ không có người thân vi phạm pháp luật về ATGT, Gia đình tích cực đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi xe gắn máy vì sự an toàn của trẻ…luôn đạt những kết quả khả quan và được duy trì, phát huy. Điều này có được bởi sự linh hoạt, mềm mỏng và vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Họ là những người gần gũi, có ảnh hưởng với các thành viên khác trong gia đình của mình. Không còn lẩn quẩn ở căn bếp, họ mạnh dạn thể hiện sự nỗ lực của mình bằng thành quả nhất định.

Xã hội phát triển, những rào cản dần được xóa bỏ trước những cống hiến từ mỗi hạt nhân. Phụ nữ – dù trong thời đại nào cũng luôn có những vị trí không thể thay thế trong tất cả các lĩnh vực đời sống – xã hội. Trong đó, vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng văn hóa giao thông cần được nhìn nhận khách quan để phát huy hơn nữa. Đó là trách nhiệm của tất cả chúng ta, không thuộc về bất cứ cá nhân nào. Tin chắc rằng, người phụ nữ hiện đại sẽ luôn thể hiện được sự tự tin, năng động và vai trò của mình ở trong gia đình và ngoài xã hội.