Phạt đến 5 triệu đồng nếu mua dâm từ 2 người trở lên cùng một lúc

Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xã hội được kỳ vọng góp phần răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm và góp phần đảm bảo trật tự chung của xã hội.

QUẤY RỐI TÌNH DỤC NƠI CÔNG CỘNG BỊ PHẠT ĐẾN 8 TRIỆU ĐỒNG

Dự thảo Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xã hội có 4 Chương 82 Điều, bao gồm: Những quy định chung; Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục; Thẩm quyền xử phạt và điều khoản thi hành.

Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh, Điều 1 dự thảo Nghị định quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính.

Các hành vi vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội được quy định từ Điều 6 đến Điều 22, trong đó: hành vi gây mất trật tự công cộng; thả rông động vật nuôi bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 đến 500 nghìn đồng. Đặc biệt, các hành vi như: sàm sỡ, quấy rối tình dục; Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng... bị phạt từ 5 đến 8 triệu đồng.

Các vi phạm về phòng, chống tệ nạn xã hội được quy định từ Điều 23 đến Điều 28, trong đó hành vi mua dâm bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng. Mức phạt sẽ tăng lên từ 2 đến 5 triệu đồng nếu mua dâm từ 2 người trở lên cùng một lúc.

Các vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định từ Điều 52 đến Điều 68, trong đó, các hành vi bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.

Lý giải về sự cần thiết ban hành Nghị định, Bộ Công an cho rằng, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như: Bộ luật hình sự năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020; Luật Phòng, chống ma túy năm 2021… nên cần sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xã hội cho phù hợp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Ngoài ra, qua tổ chức thực hiện Nghị định số 167/2013 cho thấy nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực trật tự xã hội có mức phạt thấp nên tính răn đe, giáo dục còn hạn chế. Do vậy, cần nâng mức phạt đối với các hành vi này để tăng tính răn đe.

Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xã hội đã được Bộ Công an gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội liên quan. Sau khi tổng hợp ý kiến góp ý, Bộ Công an sẽ hoàn thiện dự thảo và gửi ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Chính phủ ban hành.

Ảnh nh hoạ: An ninh thủ đô

ỦNG HỘ XỬ PHẠT NGƯỜI MUA DÂM

Phóng viên VOVGT có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển Cộng đồng về nội dung này:

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tính cấp thiết của dự thảo nghị định này?

Ông Lê Văn Sơn: Việc xây dựng nghị định này là hết sức quan trọng, nó thể hiện ở tôn chỉ thượng tôn pháp luật, có nghĩa là từ trước đến giờ Chính phủ luôn khẳng định hành vi mua bán dâm bị nghiêm cấm, cho nên việc ra đời nghị định này sẽ giúp đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách mạnh mẽ hơn.

Thứ 2, hành vi mua bán dâm diễn ra dưới rất nhiều hình thức, càng ngày càng tinh vi hơn, nên việc ra đời nghị định này sẽ khỏa lấp những lỗ hổng này bằng cách đưa ra những hình phạt mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa, giảm thiểu những hành vi vi phạm.

Khía cạnh thứ 3 cũng rất cấp thiết đó là tinh thần của Nghị định này cũng quan tâm đến cả hành vi của người mua dâm, và đây chính là giải pháp mang tính căn cơ để giải quyết những nguyên nhân gốc rễ dẫn đến hành vi mua bán dâm hiện nay.

PV: Một trong những quy định đặt ra tại dự thảo nghị định là việc nâng mức xử phạt đối với hành vi mua bán dâm. Ông có ý kiến gì về mức phạt này?

Ông Lê Văn Sơn: Tôi ủng hộ việc nâng cao mức xử phạt này. Một trong những giải pháp để quy định của pháp luật có hiệu quả thì hình thức xử phạt rất cần thiết vả tinh thần của Nghị định này nâng cao mức xử phạt như vậy góp phần rất quan trọng răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm và góp phần đảm bảo trật tự chung của xã hội.

Tôi đặc biệt ủng hộ việc xử phạt đối với người mua dâm.

PV: Dự thảo nghị định cũng đặt ra quy định tịch thu tang vật, hoặc phương tiện vi phạm hành chính, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được khi mua bán dâm 2 người cùng lúc. Theo ông, quy định như vậy đã hợp lý?

Ông Lê Văn Sơn: Các hành vi xử phạt và nâng mức xử phạt, về cá nhân tôi ủng hộ bởi vì ý nghĩa răn đe và ngăn ngừa các hành vi vi phạm.

Trường hợp chúng ta có quy định về tịch thu tang vật hoặc nộp lại lợi ích thu được từ hoạt động mua bán dâm cũng là một trong những cái rất quan trọng và hợp lý ở chỗ là góp phần ngăn ngừa các hành vi trục lợi từ các hành vi này.

Ý nghĩa thứ 2 là tăng cường trách nhiệm của các bên, trong đó trách nhiệm của người vi phạm, cũng như người thực thi trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật này.

Cho nên đưa ra yêu cầu nộp lại các lợi ích đó thì nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các hành vi lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để thu lợi từ hành vi mua bán dâm.

PV: Theo ông, nếu được ban hành, nghị định này sẽ có những tác động xã hội như thế nào?

Ông Lê Văn Sơn: Tôi nhìn nhận tác động xã hội ở 3 nhóm chính: thứ nhất đối với người dân nói chung, giúp nâng cao nhận thức của người dân về tính nghiêm nh của pháp luật.

Tác động thứ 2 là các cơ sở kinh doanh dịch vụ trá hình kinh doanh các dịch vụ liên quan đến mua bán dâm. Khi qy định a đời khong chỉ thể hiện tính nghiêm nh của pháp luật nó sẽ giúp các cơ sở này tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nhóm đối tượng thứ 3 cũng có tác động rất lớn đó là các cơ quan thực thi pháp luật. Việc chúng ta thể chế hóa các quy định về phòng chống mại dâm, khẳng định sự cam kết từ phía Chính phủ cũng như các bên liên quan hoạch định chính sách và các cơ quan thực thi chính sách về nỗ lực phòng ngừa các hành vi vi phạm liên quan đến mua bán dâm.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông.

Ảnh nh hoạ: N.D/ Vietnamnet

NỘP LẠI TIỀN THU LỢI BẤT HỢP PHÁP

Dự thảo Nghị định được ban hành sẽ góp phần thay đổi các hành vi ứng xử trong xã hội như thế nào?  Phóng viên VOVGT phỏng vấn ông Nguyễn Mai Bộ, nguyên Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội về nội dung này.

PV: Thưa ông, với những quy định đặt ra tại dự thảo nghị định đã đáp ứng yêu cầu cấp thiết hiện nay chưa?

Ông Nguyễn Mai Bộ: Nghị định này được tiến hành sau khi Quốc hội ban hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc sửa đổi các nghị định để cụ thể hóa Luật Xử lý vi phạm hành chính là cần thiết.

Bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính chỉ đưa ra những cái cơ bản như thẩm quyền xử phạt, hình thức xử phạt, mức tối thiểu, mức tối đa và một phần nhỏ là các lĩnh vực bị xử phạt. Nhưng hành vi nào bị xử phạt, và mức xử phạt cụ thể đối với hành vi đó là bao nhiêu thì phải ban hành Nghị định.

Một cái cần thiết nữa, trên cơ sở áp dụng Nghị định xử phạt hành chính trong những lĩnh vực này thì cũng đã tổng kết những bất cập, những hạn chế để đưa vào Nghị định này. Những cái đó cho thấy, việc ban hành nghị định là rất cần thiết.

PV" Một trong những nội đúng đáng lưu ý của dự thảo Nghị định là tăng mức phạt đối với người mua bán dâm và nộp lại tiền thu lợi bất hợp pháp. Ông đánh giá như thế nào về tác dụng răn đe của quy định này?

Ông Nguyễn Mai Bộ: Hoạt động mua bán dâm thời gian qua diễn ra tương đối nhiều và biến tướng cũng tương đối nhanh. Câu chuyện bây giờ chúng ta phải tăng cường xử phạt trong lĩnh vực này là rất cần thiết.

Chúng ta phải có những biện pháp để xử lý không những những người mua bán dâm, mà cả những người tổ chức việc đó. Rõ ràng đây là tệ nạn nhức nhối chứ, trật tự an toàn xã hội bị ảnh hưởng ghê gớm, thì việc tăng cường xử phạt là rất cần thiết.

Anh dùng tiền vào việc phạm pháp thì tôi phải tịch thu chứ, còn trường hợp đã trả người bán dâm kia rồi thì đấy là tiền anh thu lợi bất hợp pháp, bởi vốn dĩ hoạt động của anh là bất hợp pháp.

Từ chỗ nó lành mạnh ở chuyện là người ta làm những cái chòi để cho những người đến câu cá khỏi bị mưa nắng, nhưng đến khi hoạt động mại dâm biến tướng, đến những chỗ đó hoạt động. Rõ ràng phát triển quan hệ xã hội thì nó muôn hình vạn trạng, thì câu chuyện tổng kết thực tiễn ở đây là để làm những việc đó.

PV: Theo ông, nếu nghị định này được banh hành sẽ góp phần thay đổi các hành vi ứng xử trong xã hội như thế nào?

Ông Nguyễn Mai Bộ: So với mức xử phạt của Nghị định cũ thì mức xử phạt của các loại vi phạm hành chính đa phần là tăng lên. Và câu chuyện sàm sỡ, quấy rồi tình dục đã tăng lên tới 40 lần.

Chắc chắn là khi nghị định ra đời thì nó cũng sẽ có tính chất răn đe rất tốt trong việc điều chỉnh hành vi của mỗi con người..

PV: Vâng, xin cảm ơn ông.

Lâu nay, rất nhiều hành vi vi phạm trật tự xã hội chưa được quy định hoặc quy định không cụ thể, gây khó khăn cho lực lượng chức năng. Đặc biệt, nhiều hành vi vi phạm bị xử lý nhưng mức phạt rất thấp, chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm.  

Do vậy, việc xây dựng, ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xã hội được cho là sẽ khắc phục được những bất cập đó.

--

Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo Nghị định này?

Theo bạn, nếu dự thảo nghị định được ban hành sẽ góp phần ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm trật tự xã hội như thế nào?

Mời bạn chia sẻ qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an; hoặc qua hotline 02437.919191, fanpage VOV giao thông.

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30-16h30, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, trên Spotify, Aple Podcast (đối với IOS) và Google podcast (đối với hệ điều hành Android)