Nuôi con sau ly hôn: Căn cứ điều kiện kinh tế đã đủ hay chưa?

Từ vụ việc đau lòng xảy ra với bé gái 8 tuổi bị bạo hành đến tử vong tại TP. HCM và hàng loạt vụ tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn, nhiều ý kiến băn khoăn về việc căn cứ khả năng tài chính để quyết định quyền nuôi con đã thực sự đúng và đủ hay chưa?

Cần lưu ý thêm điều gì để đảm bảo trẻ em sau ly hôn được chăm sóc một cách tốt nhất trên mọi phương diện?         

PV VOV Giao thông đối thoại với PGS. Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em về nội dung này.

PV: Theo ông, có nên xem xét giao quyền nuôi con để đảm bảo được an toàn mà không chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế?

PGS. Nguyễn Trọng An: Đúng là vấn đề điều kiện kinh tế để giao quyền nuôi con là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong phát triển của trẻ thơ thì sức khỏe thể chất, tức là điều kiện kinh tế chăm nuôi về dinh dưỡng chưa phải là điều kiện đầy đủ.

Trẻ phải được phát triển và chăm sóc toàn diện cả về thể chất, sức khỏe, tinh thần và sức khỏe xã hội.

Cho nên, theo quy định, dựa vào ông bố bà mẹ có điều kiện kinh tế nuôi con là đúng, nhưng cần xem xét thêm một điều kiện, đó là điều kiện về tình cảm bản thân đưa bé, họ hàng, gia đình bên phía nhà chồng bên phía nhà vợ.

Cho nên ta phải quan tâm đến một yếu tố thứ 2 không kém phần quan trọng, đó là vấn đề tình cảm, mối liên kết và mối quan hệ của đứa bé với lại phía bên nhà chồng hay nhà vợ đó. 

 Ảnh nh họa

PV: Theo ông, với những trường hợp trẻ trên 7 tuổi, ngoài nguyện vọng của trẻ thì cần căn cứ thêm những điều kiện gì để xem xét quyền nuôi con sau ly hôn?

PGS. Nguyễn Trọng An: Luật đã quy định, khi ly hôn, nếu em bé lớn hơn 7 tuổi thì phải hỏi ý kiến của em bé. Nếu theo đúng luật pháp của những nước văn nh, sau khi hỏi ý kiến của con và tòa đã quyết định giao quyền cho ông bố hay bà mẹ được phép nuôi con, thì kèm theo phải có văn bản quy định thời gian chăm sóc, thăm hỏi, nuôi dưỡng; hay là hỏi ý kiến những lúc có những quyết định quan trọng của cuộc đời đứa bé khi đứa bé còn dưới 18 tuổi.

Do vậy, ở nước ta ngoài câu chuyện hỏi ý kiến của bé để giao quyền, chúng ta còn phải xem xét thêm các điều kiện khác đảm bảo rằngy người không được phép nuôi con vẫn được phép và được hỏi ý kiến và phải lên lịch rất cụ thể.

Nếu ai vi phạm, cũng giống như vi phạm pháp luật, nếu không thì sẽ rất khó khăn. Có những trường hợp cản trở, không cho chăm sóc, không cho thăm hỏi, hoặc đem con đi một nơi khác, hay cho con nuôi mà không hỏi ý kiến vợ hoặc chồng khi quyết định những vấn đề đó.

Cái đấy vẫn chưa hợp lý. 

PV: Vậy trong trường hợp một bên còn lại ngăn cản quyền thăm nuôi, theo ông, họ cần tìm đến các đơn vị nào để đảm bảo quyền chăn nuôi của mình?

PGS. Nguyễn Trọng An: Khi bên được chăm nuôi có những hành vi cản trở, không cho thăm nuôi hoặc có quyết định về cuộc đời của đứa bé, như học tập mà không hỏi ý kiến; thì người không được phép chăm nuôi trước hết phải hỏi các luật sư.

Thứ hai, phải tham vấn những cán bộ bảo vệ trẻ em có trình độ về công tác xã hội về trẻ em. 

PV: Xin cảm ơn ông.