Những cách thức dùng camera thông minh để giám sát người đeo khẩu trang

Đeo khẩu trang đúng cách khi tới nơi công cộng, tham gia phương tiện vận tải công cộng… là một trong những biện pháp gần như tất cả các quốc gia trên thế giới đều chú trọng áp dụng để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19.

Trên thực tế, vẫn có rất nhiều chuyến xe trở thành đường truyền “siêu lây nhiễm” chỉ vì những hành khách thiếu ý thức không tuân thủ biện pháp phòng dịch, buộc nhiều nước trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp,… áp dụng công nghệ để phân tích, quản lý.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Nếu đặt chân tới thành phố Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ và sử dụng xe bus, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng với công nghệ “camera giám sát khẩu trang” tại bến xe bus đang được áp dụng trên toàn bộ địa bàn.

Chính quyền địa phương đã ứng dụng công nghệ trí thông nh nhân tạo (AI) vào giám sát và cảnh báo theo thời gian thực về hành vi đeo khẩu trang của người dùng xe bus từ tháng 12/2020, sau khi lượng ca nhiễm COVID-19 tại nước này vượt con số 1 triệu. 

Nhìn qua, ít người có thể phát hiện ở các bến xe bus có hệ thống mới vì thiết bị giám sát cũng được lắp ở góc bến xe như bao loại camera an ninh khác.

Chỉ đến khi có người không đeo khẩu trang hoặc đeo không đúng cách nhìn vào màn hình đặt cạnh bến xe, họ mới bất ngờ khi thấy có hình virus SARS-CoV-2 hiện lên trên gương mặt mình để cảnh báo chỉnh lại khẩu trang. Nếu người dùng thực hiện đúng quy định phòng dịch, ngay dưới chân màn hình sẽ hiện lên lời cảm ơn.

Những người không đeo khẩu trang tại bến xe buýt ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị camera giám sát phát hiện và cảnh cáo. Ảnh nh họa: Getty Images

Nhờ ứng dụng AI vào hệ thống camera giám sát hoạt động đeo khẩu trang, giới chức địa phương không mất thêm lực lượng phải đứng kè kè các bến xe để cảnh báo, phạt tiền. Hơn nữa, cách thức nhắc nhở của ứng dụng này cũng tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cho người dân thay vì những tranh cãi gay gắt thường thấy khi bị các công chức trực tiếp nhắc nhở. 

Ông Murat Zorluoğlu, Thị trưởng Trabzon đánh giá, cách tiếp cận mới đã giúp nâng cao an toàn, nhận thức về các biện pháp phòng dịch và là biện pháp cảnh báo nhanh để giúp người dân hạn chế phải nộp phạt. Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành quy định trên toàn quốc yêu cầu tất cả người dân phải đeo khẩu trang che kín mũi khi đi ra ngoài, sử dụng phương tiện công cộng. Nếu vi phạm, người dân sẽ bị phạt nặng tới 115 USD (tương đương 2,6 triệu VNĐ).

Còn tại Pháp, tuy là một quốc gia đề cao quyền riêng tư nhưng cũng đang ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào camera an ninh trong hệ thống giao thông công cộng để đánh giá việc hành khách đeo khẩu trang. 

Thực tế cho thấy, kể từ khi Pháp áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang phòng dịch, trong khi đa số người dân tuân thủ vì muốn bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, không ít người khác vẫn còn rất lơ là. Và với tốc độ lây nhiễm của virus như hiện tại, chỉ cần một vài phần tử chủ quan, cả xã hội sẽ gánh hậu quả. 

Một người dân địa phương tại Pháp chia sẻ: “Chỉ cần nhìn xung quanh sẽ thấy rõ, mọi người đều không tự động đeo khẩu trang. Nếu như có các quy định và biện pháp quản lý sát sao, tôi nghĩ mọi việc sẽ khác!”

Pháp cũng đang ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào camera an ninh trong hệ thống giao thông công cộng để đánh giá việc hành khách đeo khẩu trang. Ảnh nh họa: France24

Tuy nhiên, vì không gian công cộng là những nơi người dân Pháp được thực hiện quyền tự do cá nhân nên trước khi có thể áp dụng camera thông nh, Pháp đã mất 3 tháng triển khai thử nghiệm (từ tháng 5/2020) rồi xin ý kiến từ Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu Pháp. Đến tháng 3/2021 vừa qua, chính quyền Pháp mới ra nghị định cho phép ứng dụng camera thông nh vào đánh giá việc đeo khẩu trang bắt buộc trên các phương tiện công cộng toàn nước Pháp.

Theo nghị định này, việc áp dụng camera thông nh chỉ đơn thuần là hỗ trợ chính phủ thu thập dữ liệu, từ đó phân tích tỉ lệ người tuân thủ. Qua việc phân tích, các cơ quan liên quan tại Pháp có thể biết khu vực nào có tỉ lệ cao người không đeo khẩu trang và kịp thời triển khai nhân lực tới hỗ trợ, siết chặt quy định.

Mặt khác, lực lượng chức năng không được sử dụng hình ảnh định danh, truy tố và phạt nguội. Do đó, chính quyền Pháp cam kết, quá trình xử lý dữ liệu sẽ không liên quan tới nhận dạng sinh trắc học (nhận diện và xác nh một cá nhân thông qua các đặc điểm sinh học như khuôn mặt, mẫu mống mắt…). 

Đồng thời chính phủ Pháp phải giới hạn thời gian áp dụng trong vòng 1 năm. Trong trường hợp dịch bệnh sớm được đẩy lui và chính quyền Pháp dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang, thì hoạt động camera lập tức phải dừng lại kể cả chưa hết thời hạn 1 năm.

Tại Việt Nam, giữa tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp với số ca lây nhiễm “siêu biến chủng” Delta chiếm chủ đạo, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản chấn chỉnh việc phòng, chống dịch Covid-19 trên xe khách. Qua phản ánh, vẫn còn tình trạng nhiều hành khách, lái xe và nhân viên phục vụ trên phương tiện kinh doanh vận tải không đeo khẩu trang theo đúng quy định cũng như thiếu ý thức tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch khác. 

Tổng cục Đường bộ VN cũng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải được yêu cầu khẩn trương lắp camera giám sát. Một khi hoàn thành việc lắp thiết bị, các xe kinh doanh vận tải có thể được cung cấp và cài đặt ễn phí tính năng “cảnh báo không đeo khẩu trang” do một công ty của Việt Nam phát triển và thực hiện.