Nhiều hộ dân Thủ Đức giao đất mở đường kết nối vào bến xe miền Đông mới

Bến xe miền Đông mới được xem là dự án giúp giải tỏa tình trạng ùn tắc giao thông khu vực phía đông TP.HCM, song đến nay các tuyến đường nối 5 năm qua chậm trễ.

Hiện, nhánh đường Hoàng Hữu Nam (TP. Thủ Đức) được xem kết nối dự án sẽ được mở rộng lên 30m, việc này ảnh hưởng đến mặt tiền của 150 hộ dân.

Dự án tái khởi động khiến nhiều hộ dân chịu cảnh buôn bán ế ẩm, song họ cũng mong hoàn thiện sớm để phục vụ nhu cầu đi lại, kết nối hạ tầng.

 

Dự án đường nối Hoàng Hữu Nam vào Bến xe ền Đông mới dài 1,7 km và tổng mức đầu tư hơn 402 tỷ đồng

Những ngày giữa và cuối tháng 6, nhiều hộ dân trên đường Hoàng Hữu Nam (TP. Thủ Đức) bắt đầu đập phá dỡ nhà để bàn  giao  mặt bằng, mở rộng đường vào Bến xe Miền Đông mới. Dự án có chiều dài 1,7km và có tổng mức đầu tư hơn 402 tỷ đồng.

Bến xe này là đầu mối cho tất cả các chuyến xe khách đi và đến thành phố từ các tỉnh ền Bắc, ền Trung, Tây Nguyên và cả một số tuyến từ các tỉnh ền Đông Nam Bộ. Bến xe Miền Đông mới tọa lạc trên Xa lộ Hà Nội, giáp ranh giữa phường Long Bình, TP Thủ Đức (TP.HCM) và các phường Đông Hòa, Bình Thắng của TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Khi hoàn thiện mở rộng, đường Hoàng Hữu Nam sẽ góp phần phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đồng bộ hạ tầng, giúp kết nối giao thông tới bến xe Miền Đông mới, từ đó khai thác có hiệu quả bến xe lớn nhất cả nước.

"Trả để cho tiến độ thi công chứ không phải trả vì là mình đồng ý đâu, trả để cho tiến độ thi công, tội nghiệp mấy chú làm đường chờ chực từng vét đường một. Ví dụ nhà tôi không trả, bên đây không trả, bên đây không trả, người ta không có làm được thì tội nghiệp người ta thôi"

"Buôn bán cũng được dữ lắm mà giờ thứ nhất là làm cái này nè, mấy cái lót gạch mấy cái đường chưa làm xong rồi mình không bày biện ra bán được, chỉ để tạm bợ nên bán buôn chậm lại hơn trước"

Mặt đường Hoàng Hữu Nam đang được các công nhân tất bật san lấp thảm nhựa để sớm đưa vào hoạt động

Được biết để triển khai dự án phải thu hồi gần 47.550 m2 đất của 154 hộ dân và các tổ chức. Hiện mặt bằng gần như đã được giải tỏa xong, song khoảng 20 hộ dân vẫn chưa làm thủ tục bàn giao. Nhiều hộ dân sinh sống tại đây gặp nhiều khó khăn vì tiến độ công trình và còn vướng một số vấn đề liên quan đến giá đền bù và giải tỏa mặt bằng. 

Bà Huỳnh Thị Hương buôn bán hủ tiếu ở đường Hoàng Hữu Nam ở TP.Thủ Đức (TP.HCM) cho hay, mặt bằng thuê bán hủ tiếu 4 triệu/ tháng giờ đây đóng cửa nghỉ bán chờ hoàn thiện dự án. Đứng trước ngổn ngang công trình, bụi bay mù mịt, tiếng còi xe bà Hương vừa rửa chén và than thở: “Bình thường thì đường này người ta cũng làm nhưng mà bụi bay từ trên xuống, bụi bắn sát thổi bay vào 3 căn nhà  ảnh hưởng hết nên chỗ này đóng cửa suốt à. Đâu có dám mở cửa, đâu có làm ăn gì được đâu, đường vầy sao bán. Mưa xuống là nước chảy vô tràn nhà luôn. Hồi xưa bán buôn còn đỡ giờ ảnh hưởng cả năm nay nghỉ luôn phải ở nhà nấu cơm cho chồng con đi làm..” 

Nhiều hộ dân bàn giao mặt bằng, có hộ mất nửa diện tích căn nhà để mở đường

Tương tự, chị Lê Thị Nhi, công trình ở đây làm suốt mấy tháng ròng, xe lớn nhỏ đi qua lưu lượng đông khiến bụi bặm bay tứ tung, chuyện làm ăn buôn bán cũng gặp không ít khó khăn, gần như phải gồng lỗ: “Ở đây thì thấy làm cũng lâu rồi, mấy năm rồi đó. Rồi xe lớn, xe container nhiều lắm, bụi dữ lắm, chỉ có cái bụi là chịu không nổi thôi. Hồi trước buôn bán cũng được dữ lắm, giờ làm mấy cái lót đường này chưa xong nên không bày biện bán được gì, chỉ tạm bợ thôi nên bán buôn cũng chậm lại. Hai ba tháng nay chờ làm cho xong mặt tiền, chứ có buôn bán gì được đâu, toàn gồng trả mặt bằng. Chờ riết không biết khi nào xong, hy vọng càng sớm càng tốt”. 

Trong khi đó nhiều hộ sinh sống vẫn chưa bằng lòng với mức phí đền bù đưa ra, vì tiền không đủ kinh phí để xây dựng lại nhà cửa. Song, vì để kịp tiến độ tiến độ thi công,  nhiều hộ chấp nhận gỡ bỏ tường rào, lùi mặt tiền vào khoảng 12 mét chiều dọc và 5 mét chiều ngang. 

Bà Dương Thị Bằng cũng nằm trong diện giải tỏa mất hơn 1 nửa căn nhà, bà đã chấp nhận chủ trương giao đất nhưng chưa nhận tiền vì giá quá thấp vì không đủ tiền sửa lẫn đi tìm mua một chỗ mới để an cư.

Theo như bà Bằng, mỗi m2 đất được đền bù 56 triệu trong khi giá thị trường lên 100 triệu/m2, nếu nhà bà đền 1,1 tỷ thì không đủ xây nhà lẫn mua chỗ mới: “Ví dụ như nhà tôi mặt tiền ngã tư như vầy đúng ra phải từ 100-12 triệu/ m2 mà đền bù của nhà nước chỉ có 56 triệu/m2 nên dân không chịu trả mặt bằng, còn khiếu kiện. Nhà bây giờ còn có 1 nửa 60m2 và đền 1,1 tỷ không đủ làm nhà, bây giờ phải 1,5 tỷ mới đủ 1 trệt 2 lầu. Vậy nên phải chờ thêm tiền mới làm lại nhà được, ví dụ 1,1 tỷ không làm gì được, làm nhà không, mua chỗ khác cũng không nên chưa chấp nhận trả.

Nhưng trả mặt bằng để cho kịp tiến độ thi công chứ không phải mình đồng ý, trả để kịp tiến độ thi công vì tội nghiệp mấy chú làm đường phải chờ chực từng mét đường 1.  Nếu nhà tôi không trả, bên đây không trả, người ta không  làm đường được thì tội nghiệp người ta”. 

Có nhiều xe lớn lại trên tuyến đường khiến bụi bay mù mịt, làm ảnh hưởng một phần đến việc buôn bán nhiều hộ dân

Vẫn còn đó nhiều vướng mắc, nhất là sau khi Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 đưa vào hoạt động, cùng depot Long Bình của metro Bến Thành - Suối Tiên xây dựng ở khu vực này, lưu lượng xe tăng cao gây áp lực giao thông khi dự án chưa hoàn thành.

Để bến xe lớn nhất cả nước được hoạt động hết công suất, giảm áp cho tình trạng kẹt xe ở trung tâm khi bến xe cũ vẫn đang hoạt động. Và đặc biệt hơn nữa, khi cùng lúc Metro hoạt động, bến xe ền Đông mới giúp dẹp bớt nạn xe dù, bến cóc vốn nhức nhối bấy lâu nay.