Ngành công nghiệp giải trí về đêm kêu gọi uống có trách nhiệm

Từ việc trưng bày áp phích nâng cao nhận thức hơn đến các ưu đãi dành cho quán bar hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ tài xế thuê, đây là một số cách mà các nhà điều hành dịch vụ giải trí về đêm tại Singapore cho rằng có thể giúp giải quyết các trường hợp lái xe khi say rượu.

 

Theo thống kê, số vụ tai nạn do lái xe khi say rượu tại Singapore đã tăng từ 88 vụ trong nửa đầu năm 2023 lên 96 vụ trong cùng kỳ 2024– tăng 9,1%.

Tính đến hết tháng 10/2024, nước này ghi nhận 142 vụ lái xe khi say rượu, trong đó có 10 trường hợp dẫn đến tử vong.

Cảnh sát giao thông ở Singapore đang tiến hành kiểm tra nồng độ cồn đối với người lái xe. (Ảnh: CNA

Liên nh Uống rượu có Trách nhiệm Singapore (SARD), bao gồm các thành viên từ nhiều hiệp hội giải trí và đồ uống, đã kêu gọi mọi người không uống rượu nếu lái xe. Đối với những người không lái xe, liên nh này cũng thúc đẩy ý thức uống rượu có trách nhiệm thông qua một chiến dịch truyền thông xã hội nhắm đến nhóm khách hàng trẻ tuổi.

Một trong những sáng kiến của họ là máy tính giúp người dùng kiểm tra xem họ có tuân thủ các hướng dẫn quốc gia về uống rượu hay không.

Theo HealthHub, nam giới không nên uống quá hai đơn vị tiêu chuẩn mỗi ngày, còn phụ nữ không nên uống quá một đơn vị. Một đơn vị tiêu chuẩn được tính là một lon bia 330ml, nửa ly rượu vang (100ml), hoặc một ly nhỏ (30ml) rượu mạnh như vodka hoặc gin.

Trong khi đó, uống rượu quá mức được định nghĩa là từ năm đơn vị trở lên đối với nam giới và bốn đơn vị trở lên đối với phụ nữ trong một lần uống.

Người dùng máy tính – có thể truy cập qua trang web của liên nh – chỉ cần chọn loại đồ uống cũng như dung tích và nồng độ cồn của thức uống.

Bà Olivia Widen, Giám đốc Liên nh Rượu mạnh và Rượu vang Quốc tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thành viên của SARD, cho biết: “Nếu bạn chọn tự lái xe về nhà, chúng tôi khuyên bạn không nên uống rượu. Nhưng nếu bạn chọn phương án có tài xế hỗ trợ, đi cùng bạn bè hoặc gọi taxi, bạn có thể sử dụng máy tính này để đo lường lượng uống của mình trong suốt buổi tối và đảm bảo không vượt quá giới hạn quy định.”

Ông Dennis Foo, cố vấn của hiệp hội, cho rằng giải pháp hạn chế vi phạm lái xe khi say rượu không nằm ở việc giảm các hoạt động giải trí về đêm mà là ở việc giáo dục những người ra ngoài uống rượu.

Đây là năm thứ hai hiệp hội – đại diện cho khoảng 600 cơ sở kinh doanh ẩm thực, giải trí và nightlife tại Singapore – tham gia chiến dịch chống lái xe khi say rượu hàng năm do cảnh sát giao thông và Hội đồng An toàn Đường bộ Singapore tổ chức.

Biển báo cấm lái xe khi uống rượu bên ngoài quán bar Skinny's Lounge ở Boat Quay. (Ảnh: CNA)

Để thực hiện mục tiêu này, các quán bar và câu lạc bộ đêm trên khắp Singapore cũng đóng góp bằng cách treo các áp phích chống lái xe khi say rượu tại những vị trí dễ thấy trong cơ sở của họ. Mặc dù việc theo dõi người lái xe trong đám đông là một thách thức, nhân viên tại quán có thể được huy động để giám sát khách hàng.

Ông Foo chia sẻ: “Nhận thức có thể được nâng cao thông qua biển báo, áp phích, giáo dục. Ngày nay, những người pha chế có thể cảnh báo khách hàng về nguy cơ lái xe khi say. Nếu phát hiện ai đó có dấu hiệu say xỉn, họ có thể hỏi: ‘Bạn có lái xe không?’ Một cử chỉ đơn giản như vậy cũng có thể là lời nhắc nhở.”

Ông cũng nhấn mạnh rằng các chủ quán bar có thể nhắc nhở khách hàng về hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi lái xe khi say rượu, vốn đã được tăng nặng từ năm 2019 để phản ánh mức độ nghiêm trọng của hành vi này.

Người vi phạm lần đầu có thể bị phạt đến 10.000 SGD (7.400 USD) hoặc bị kết án tù đến một năm, hoặc cả hai. Họ cũng sẽ bị tước bằng lái xe ít nhất hai năm. Giới hạn cồn hợp pháp là 35mg cồn trong 100ml khí thở, hoặc 80mg cồn trong 100ml máu.

Ngoài việc nâng cao nhận thức, một số nhà cung cấp dịch vụ tài xế cho rằng cần có thêm biện pháp khuyến khích các quán bar và câu lạc bộ đảm bảo khách hàng không lái xe sau khi uống rượu.

Bà Rajvinder Kaur, chủ sở hữu Valet 4 U, hy vọng các dịch vụ này sẽ được chính quyền quản lý. Bà đề xuất: “Có thể chính phủ sẽ hợp tác với các quán bar và karaoke để quản lý các dịch vụ tài xế. Nếu các quán bar hoặc karaoke hỗ trợ khách hàng gọi dịch vụ tài xế, có thể họ sẽ nhận được một khoản hoàn tiền nào đó. Điều đó sẽ thực sự hữu ích”.

Bà Kaur cho biết doanh nghiệp của bà cung cấp “một khoản khuyến khích nhỏ” cho nhân viên tại các quán bar và câu lạc bộ nếu họ hỗ trợ khách hàng gọi dịch vụ.

Bà chia sẻ: “Đây là một tình huống đôi bên cùng có lợi. Khách hàng vẫn giữ được bằng lái, họ sẽ quay lại uống, nhân viên cũng kiếm thêm thu nhập, và chúng tôi có thêm khách hàng mới”.

Dù có nhiều biện pháp được áp dụng, các nhà điều hành ngành giải trí về đêm khẳng định trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về khách hàng trong việc đảm bảo an toàn khi tận hưởng buổi tối của mình.

Ông Foo cảnh báo rằng các tài xế nên nhớ: vấn đề không phải là liệu họ có bị bắt khi lái xe khi say rượu hay không, mà là khi nào họ sẽ bị bắt.

Ông nói thêm: “Tôi nghĩ vấn đề lớn hơn chính là những khách hàng cố chấp. Một số người vẫn muốn lái xe và tự mình chấp nhận rủi ro”.

Còn tại Việt Nam, chỉ còn vài tuần nữa là đến Tết nguyên đán, đây cũng là thời điểm diễn ra những buổi liên hoan, tổng kết, những dịp gặp mặt tất niên,… và đương nhiên không thể tránh khỏi đó là uống rượu, bia. Việc một số người vẫn tự đi xe về sau khi đã “quá chén”, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn giao thông để lại hậu quả đáng tiếc.

Trước thực tế này, trong những năm gần đây, Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam đã phối hợp với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán bar để trưng bày các thông điệp như “Uống có trách nhiệm” hoặc “Đã uống rượu bia, hãy sử dụng taxi hoặc dịch vụ tài xế thuê.”

Nhiều nhà hàng, quán nhậu lớn đã triển khai dịch vụ gọi xe hộ hoặc hỗ trợ khách hàng đặt xe công nghệ nếu phát hiện khách có dấu hiệu say xỉn. Một số nhà hàng tổ chức các chương trình khuyến mãi đặc biệt cho những khách hàng cam kết không lái xe sau khi uống, các mã giảm giá xe taxi. Chẳng hạn, khách hàng có thể nhận voucher giảm giá cho lần ghé thăm tiếp theo hoặc các món đồ uống ễn phí.

Chị Dung, một chủ quán nhậu tại Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi có giải pháp khuyến cáo, khi khách vào nhà hàng có pano, áp phích to tuyên truyền “Đã uống rượu bia thì không lái xe”. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã sắp xếp một bãi xe ngay gần cửa hàng để thực khách có thể gửi xe ở lại qua đêm, cửa hàng sẽ đảm bảo xe, tài sản được chu đáo, an toàn.

Tất cả những thực khách đã sử dụng rượu bia đều được quản lý của nhà hàng tôi trực tiếp hỏi, là “Anh chị ơi, có muốn bên em gọi xe cho anh chị không? Có ai chở anh chị về hay chưa”, đảm bảo thực khách đi về an toàn”.