Miễn giảm kéo dài, phương án tài chính nào cho BOT?

Để hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19, toàn bộ các trạm BOT tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội đã tạm dừng thu phí từ ngày 20/7 vừa qua. Với việc dừng thu phí trong một thời gian tương đối dài, phương án tài chính sẽ phải điều chỉnh như thế

PV VOV Giao thông trao đổi ông Đinh Cao Thắng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính- Tổng cục Đường bộ Việt Nam về vấn đề này.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

PV: Năm 2021, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một số dự án BOT đã tạm dừng hoặc giảm phí BOT. Vậy phương án tài chính của những trạm thu phí này sẽ được điều chỉnh như thế nào?

Ông Đinh Cao Thắng: Kể cả không ễn giảm thì hàng năm Tổng cục cũng đi rà soát biến động của chỉ tiêu tài chính, như doanh thu, chi phí, lãi suất để điểu chỉnh hợp đồng. Khi ễn giảm hoặc tạm dừng thu phí thì doanh thu sẽ được cập nhật vào để điều chỉnh cho nhà đầu tư.

Ví dụ như với một kịch bản bình thường trong hợp đồng thì người ta thu phí 15 năm chẳng hạn, nhưng hàng năm khi doanh thu thay đổi, tăng lên hoặc giảm đi thì sẽ nằm trong phương án tài chính đó.

PV: Cụ thể với trường hợp dừng thu phí tại 19 tỉnh, thành phố ở phía Nam thì việc tính toán này được thực hiện như thế nào?

Ông Đinh Cao Thắng: Hiện nay thì chưa tính toán, vì tính toán thì sẽ có định kỳ 1 năm 1 lần.

Hiện nay tất cả những trạm thu phí nằm trong vùng dịch đang diễn biến phức tạp thì không thể tính toán ngay được, mà phải dừng thu phí để đảm bảo an toàn cho kể cả người dân và nhân viên trạm thu phí. Sau đó sẽ cập nhật lại doanh thu để tính toán.

Hết đợt dịch này, doanh thu sẽ trở lại hoặc có thể tăng giảm nữa thì lúc đó mới cập nhật một thể chứ không thể.

PV: Tổng cục Đường bộ VN đã phối hợp với các ngân hàng như thế nào để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khi điều chỉnh phương án tài chính?

Ông Đinh Cao Thắng: Cái này thì không cần phải dịch như này thì Bộ GTVT đã có những văn bản báo cáo Chính phủ, phối hợp với ngân hàng để hỗ trợ nhà đầu tư, ví dụ khoanh nợ, giãn nợ…

Cái đấy là đã báo cáo Chính phủ rồi và Chính phủ cũng đã có văn bản chỉ đạo ngân hàng rồi, để hỗ trợ những dự án gặp khó khăn.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông.

---

Nghe thêm Nhật ký Đô thị trên Apple Podcast: