Liên tiếp xảy ra bạo lực, xâm hại trẻ em: Khi cái 'gốc' giáo dục bị bỏ lơ

Liên tiếp thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ bạo hành nghiêm trọng đối với trẻ em, gây phẫn nộ xã hội. Vì sao có tình trạng này, dù các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em không ngừng được hoàn thiện?

Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với BS Nguyễn Trọng An, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em, Bộ Lao động và Thương binh xã hội xung quanh nội dung này.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Bé gái 3 tuổi nghi bị bạo hành với 9 chiếc đinh trong hộp sọ

PV: Thưa ông, đâu là nguyên nhân khiến tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em vẫn liên tiếp xảy ra thời gian gần đây? Các quy định pháp luật hiện nay của Việt Nam hiện đã đủ sức răn đe?

BS Nguyễn Trọng An: Chúng ta đã có rất nhiều văn bản pháp luật từ Luật hình sự, Luật tố tụng, Luật hình sự và Luật trẻ em năm 2016. Các quy định trong văn bản pháp luật đã đủ mức răn đe rồi đối với những kẻ bạo lực trẻ em.

Chúng ta rất nghiêm nh, vừa mang tính khoan hồng trong các văn bản pháp luật.

Tuy nhiên, tại sao vẫn gia tăng như thế. Hàng năm có khoảng 5.000-6.000 em bé bị  xâm hại, bạo hành… Vì cái gốc giáo dục đã bị bỏ nhẹ, bỏ lơi, chúng ta ít quan tâm đến vấn đề giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường trong bảo vệ và phòng ngừa xâm hại trẻ em, đặc biệt là giáo dục gia đình. Thứ hai là mạng lưới cán bộ công tác xã hội để phát hiện ngăn chặn không có.

PV: Để ngăn chặn các sự việc tương tự xảy ra đối với trẻ em, theo ông, chúng ta cần làm gì?

BS Nguyễn Trọng An: Bản thân tôi thấy rằng có chăng chỉ cần bổ sung thêm một số điều khoản, quy định nghiêm nh hơn, chặt chẽ hơn. Đó là trách nhiệm của những người được giao nhiệm vụ là bảo vệ trẻ em, từ 17 cơ quan nhà nước.

Những ai được giao nhiệm vụ thiếu trách nhiệm , đạo đức công vụ, không hoàn thành nhiệm vụ để xảy ra sự vụ thì phải xử lý nghiêm nh hơn bây giờ, chứ không phải hô khẩu hiệu như thế này.

Thứ hai là những người được giao nhiệm vụ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn, trẻ mồ côi … nhưng mà chính những con người đó lại đi xâm hại, bạo lực đối với những người được giao bảo vệ thì quy định nh hơn.

Muốn giáo dục gia đình được thì cần một mạng lưới cán bộ công tác xã hội người ta được đào tạo để hỗ trợ các kiến thức về bảo vệ trẻ em, các kỹ năng bảo vệ trẻ em.

PV: Xin cảm ơn ông!