Hỗ trợ hạ tầng để khuyến khích xe điện

Nhiều nước xác định sẽ loại bỏ hoàn toàn xe sử dụng động cơ đốt trong ngay đầu thập kỷ tới và thay bằng xe điện. Còn tại Đông Nam Á, Singapore đang dẫn đầu xu thế trong khu vực với nhiều chính sách khuyến khích sử dụng và mở rộng hạ tầng xe điện trong nhữ

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Ngày 19/7, hãng Tesla thông báo điểm sạc xe điện đầu tiên của hãng tại Singapore chính thức hoạt động. Đây là điểm sạc có quy mô nhỏ nhất mà Tesla từng thực hiện, chỉ với 3 thiết bị sạc V3 Supercharger

. Mỗi máy có khả năng sạc đầy một chiếc xe điện chỉ trong 15 phút. Tuy quy mô không lớn, nhưng đây là điểm sạc hiện đại nhất tại Singapore ở thời điểm hiện tại. Điều này không chỉ đánh dấu sự có mặt của Tesla tại Singapore, mà còn thể hiện quyết tâm của quốc gia này trong việc hiện thực hóa “giấc mơ xe điện”.

Bộ trưởng giao thông Singapore, ông Iswaran chia sẻ: “Quá trình chuyển đổi sang sử dụng xe điện sẽ được đẩy nhanh khi giá xe rẻ dần và đa dạng hơn về chủng loại. Do đó, toàn bộ chuỗi giá trị cần phải thay đổi, từ phương tiện, kỹ thuật cho tới hạ tầng điểm sạc, và cả thói quen của người tiêu dùng".

Điểm sạc xe điện Tesla tại Singapore. Ảnh: Jason Quah/Strait Times

Để đẩy nhanh tốc độ điện hóa phương tiện, cũng như khuyến khích mở rộng điểm sạc tới các khu vực dân cư, khu chung cư... Cơ quan đường bộ Singapore thông báo sẽ hỗ trợ kinh phí lắp đặt 2.000 thiết bị sạc xe điện cho những khu vực này.

Các đơn vị vận hành trạm sạc, ban quản lý tòa nhà có thể nộp đơn để được hỗ trợ tới 50% chi phí lắp đặt, tối đa 4.000 đô-la Singapore. Các chi phí này bao gồm tiền mua hệ thống sạc, phí thuê nhân viên điện lực, chi phí lắp đặt. Riêng mục cuối cùng được phép hỗ trợ lên tối đa 1.000 đô-la Singapore. 

Phó giáo sư Walter Theisera, hiệu trưởng trường Đại học kinh doanh Singapore đánh giá đây là bước đi cần thiết trong quá trình đưa xe điện gần với người dân hơn:“Việc khuyến khích các đơn vị tư nhân tham gia vào quá trình chuyển đổi sang xe điện là điều nên làm. Bởi việc lắp đặt trạm sạc hiện nay tốn nhiều thời gian để có thể thu hồi vốn, cụ thể là phải tới khi chúng ta có một lượng lớn xe điện lưu thông trên đường”.

Tuy nhiên, điều kiện để được hỗ trợ kinh phí là thiết bị sạc phải thuộc loại thông nh, cho phép người sạc giám sát, điều chỉnh tỷ lệ sạc. Ngoài ra, quy định cũng chỉ cho phép hỗ trợ số lượng thiết bị sạc chiếm tối đa 1% diện tích khu đỗ xe tại mỗi khu dân cư hoặc chung cư.

Quy định này chủ yếu hướng tới công tác triển khai ban đầu, chứ chưa hướng tới số lượng lớn nhằm tiết kiệm chi phí. Để nhanh chóng gia tăng số lượng điểm sạc trên toàn thành phố, giới chức đang lắp đặt chủ yếu các thiết bị sạc thông thường, chưa phải tối tân. 

Các chính sách của Singapore hiện tại nhằm hướng tới việc tăng số lượng hạ tầng phục vụ cho xe điện, Ảnh nh họa: Reuters

Những nỗ lực của chính quyền đã nhận được những phản hồi tích cực khi bắt đầu có những doanh nghiệp tỏ ý định tham gia. Sembwaste, dịch vụ quản lý rác thải tại Singapore đã bắt đầu vận hành 24 xe thu gom rác chạy bằng điện từ đầu tháng 7. Công ty này cũng đã xây dựng hạ tầng trạm sạc dành riêng cho xe của công ty, nhưng có ý định mở thêm dịch vụ sạc công cộng trong tương lai. 

Ông Neo Hong Keat, giám đốc điều hành Sembwaste chia sẻ:“Thường thì chỉ tới cuối ngày các phương tiện của chúng tôi mới cần sạc. Do đó, chúng tôi hoàn toàn có khả năng mở dịch vụ sạc công cộng cho các xe khác vào ban ngày. Tôi cũng hy vọng các doanh nghiệp logistic sẽ điện hóa phương tiện trong tương lai như chúng tôi”.

Theo kế hoạch được Chính phủ Singapore công bố đầu năm 2021, quốc đảo sư tử dự định triển khai 60 nghìn điểm sạc xe điện trong 1 thập kỷ tới, trong đó khoảng 20 nghìn điểm sạc ở các cơ sở tư nhân và 40 nghìn điểm sạc ở các bãi đỗ xe công cộng. Mục tiêu sau đó sẽ là loại bỏ hoàn toàn xe động cơ đốt trong vào năm 2040. Hiện Singapore mới chỉ có khoảng 1.600 điểm sạc công cộng, chưa tính tới các đơn vị tư nhân.

Còn tại Việt Nam, theo Cục Đăng kiểm, số lượng xe điện hóa ở Việt Nam rất ít, năm 2019 là 140 xe, năm 2020 tăng lên 900 xe và hết Quý I năm 2021 là 600 xe. Hiện chi phí sản xuất xe điện cao hơn xe xăng; nếu không có ưu đãi về cơ chế, chính sách rất khó phát triển.

Vào giữa tháng 5 vừa qua, tại cuộc họp với lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, Tập đoàn Vingroup đề xuất thí điểm ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ trong 5 năm với ôtô điện. 

Lãnh đạo Chính phủ cũng nhất trí cần có giải pháp mạnh, quyết liệt để hỗ trợ. Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, sớm tham mưu các giải pháp, chính sách đồng bộ để khuyến khích sản xuất, sử dụng ôtô điện.