Hộ chiếu vaccine tại EU có nguy cơ phải dừng lại

Vừa qua (1/7), Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 (hay còn còn được gọi là Hộ chiếu vaccine) là "bàn đạp” để khôi phục ngành du lịch khu vực Liên minh châu Âu sau 1 năm đìu hiu dưới tác động của đại dịch đã chính thức có hiệu lực.

Tuy nhiên, chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 có nguy cơ “chết yểu” ngay trong giai đoạn quá độ trong bối cảnh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo Liên nh châu Âu đang phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh mới.

Chứng nhận Covid-19 được áp dụng tại EU từ 1/7 (Ảnh: EPA)

Chứng nhận kỹ thuật số COVID-19 nguy cơ "chết yểu"

Quy định Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 của Liên nh châu Âu hôm qua đã được kích hoạt đồng bộ trên toàn Liên nh châu Âu. Tại Bỉ, Pháp, Italia và nhiều nước thành viên khác, hành khách xếp hàng dài tại các sân bay chờ đến lượt được kiểm tra mã cốt trước khi lên máy bay.

Nhìn chung, do đã có sự chuẩn bị từ trước, thủ tục kiểm tra mã cốt diễn ra khá nhanh chóng, tạo điều kiện giúp hành khách thuận tiện trong việc đi lại.

Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 của Liên nh châu Âu được thiết lập với mục tiêu tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân trong khối.

Đây là một mã QR hiển thị trên các thiết bị di động thông nh hoặc thẻ cứng để tiện mang theo khi người dùng di chuyển liên quốc gia, bao gồm 3 nội dung: chứng nhận đã tiêm phòng COVID-19, kết quả mới nhất xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 hoặc chứng nh có kháng thể sau khi đã mắc COVID-19.

Đây được xem là những yếu tố đủ tin cậy để khẳng định người sở hữu chứng nhận không có nguy cơ gây lây lan dịch bệnh.

Theo một đạo luật ban hành tháng trước, chủ sở hữu Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 của Liên nh châu Âu có thể thoải mái di chuyển trong 27 quốc gia nội khối, cùng 4 quốc gia liên kết là Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Liechtenstein mà không cần cách ly hoặc thực hiện thêm các thủ tục xét nghiệm khác.

Tỷ lệ người được tiêm chủng vaccine ở Liên nh châu Âu khá cao là một trong những cơ sở để triển khai Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19. Theo thống kê mới nhất, khoảng 50,4% dân số Liên nh châu Âu đã được tiêm 1 liều vaccine và khoảng 32,7% đã được tiêm đủ.

Bởi vậy, ngay từ khi được đề xuất, Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 đã được kỳ vọng sẽ giúp Liên nh châu Âu mở cửa trở lại theo cách an toàn, bền vững và có thể dự đoán được.

Tuy nhiên, sự xuất hiện và lây lan mạnh của biến thể Delta tại châu Âu cùng với việc châu Âu mở rộng cửa để đón khách du lịch đang có nguy cơ làm giảm hiệu quả của công cụ này.

Để Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 thực sự phát huy tác dụng, EU cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine trên toàn khối (Ảnh: AFP)

EU cần đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine 

Phát biểu trước báo giới hôm qua (1/7), người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Âu, ông Hans Kluge cảnh báo giai đoạn 10 tuần số ca nhiễm mới COVID-19 giảm trên toàn châu Âu đã kết thúc và một làn sóng lây nhiễm mới là không thể tránh khỏi nếu người dân và các nghị sĩ không tuân thủ các biện pháp phòng dịch.

“Có 3 điều kiện làm xuất hiện làn sóng dịch bệnh mới: biến thể, lượng người tiêm vaccinechưa đủ và sự gia tăng các hoạt động xã hội. Châu Âu sẽ phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới nếu chúng ta không duy trì các biện pháp phòng dịch”, ông Hans Kluge cho biết.

Thống kê cho thấy số ca nhiễm mới ở châu Âu trong tuần trước đã tăng 10%, do sự gia tăng các hoạt động đi lại, tụ tập, gặp gỡ và hàng loạt biện pháp hạn chế xã hội đã được nới lỏng. Theo đánh giá của giới chuyên gia, với số ca lây nhiễm gia tăng, nhiều khả năng Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 có thể sẽ phải dừng triển khai.

Ngay trong quy định Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 trên thực tế cũng có điều khoản cơ chế “phanh khẩn cấp”, theo đó, nếu tình hình dịch bệnh một nước Liên nh châu Âu có chiều hướng xấu đi nhanh chóng hoặc xuất hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2, thì những người tới từ nước này vẫn sẽ phải tuân thủ quy định cách ly thông thường.

Có thể thấy, Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 là “bàn đạp” cần thiết để khôi phục ngành du lịch của khối, giúp người dân đi lại dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chứng chỉ này có liên quan mật thiết tới số người được tiêm phòng vaccine.

Trong bối cảnh, tỷ lệ tiêm phòng vaccine ở châu Âu chưa đạt đến ngưỡng ễn dịch cộng đồng (khoảng 80% dân số được tiêm phòng), nguy cơ bùng phát làn sóng dịch mới ở Liên nh châu Âu là hoàn toàn có thể xảy ra.

Để Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 thực sự phát huy tác dụng, EU cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine trên toàn khối.

Bên cạnh đó, mỗi người cần hành động như tuyên bố của Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới Hans Kluge kết luận trong cuộc họp báo:“Tôi không muốn dội một gáo nước lạnh trong bối cảnh mùa bóng đá châu Âu đang bắt đầu. Tuy nhiên trước khi chúng ta tới xem các trận đấu, trước khi chúng ta đóng gói hành lý và đi du lịch, hãy làm điều đó một cách có trách nhiệm. Hãy đánh giá cẩn thận về những rủi ro có thể xảy ra. Hãy nâng cao ý thức và đừng gây ảnh hưởng tới  những thành quả khó khăn lắm mới có được”.