Hà Nội: Doanh nghiệp taxi lao đao vì giá xăng tăng

Với giá xăng tiến sát 33.000 đồng một lít, các doanh nghiệp taxi tại Hà Nội đang rơi vào cảnh vô cùng khó khăn.

Sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, bắt đầu từ 15H ngày 21/6, giá xăng E5 RON 92 lên 31.300 đồng một lít; xăng RON 95-III - loại xăng bán phổ biến, chiếm gần 70% lượng tiêu thụ trên thị trường đã lên tới mức là 32.870 đồng một lít (xấp xỉ 33.000 đồng một lít).

Như vậy, đây là đợt tăng giá lần thứ 7 từ 21/4 đến nay. Tổng cộng mỗi lít RON 95-III đắt thêm 5.560 đồng; còn E5 RON 92 cũng thêm 4.830 đồng.

Theo ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, với giá xăng tăng cao như hiện nay nếu các doanh nghiệp taxi không tự điều chỉnh nguồn thu - chi thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

 "Trong 2 năm ngừng trệ do COVID-19 các doanh nghiệp đã bỏ hết nguồn lực ra để lo rồi. Đến bây giờ với tình hình biến động xăng dầu lớn như thế này tôi e rằng nếu các doanh nghiệp không có thực lực thì sẽ không chịu được.

Không điều chỉnh giá để giữ khách hàng thì mất người lao động; mà điều chỉnh giá cao thì ảnh hưởng đến người tiêu dùng, khách hàng, họ sẽ tính toán lại lộ trình đi của mình." - ông Hùng nói.

Như vậy, đây là đợt tăng giá lần thứ 7 từ 21/4 đến nay. Tổng cộng mỗi lít RON 95-III đắt thêm 5.560 đồng; còn E5 RON 92 cũng thêm 4.830 đồng. Hiện nay giá xăng RON 95-III là 32.870 đồng một lít

Cũng theo ông Nguyễn Công Hùng, hiện nay giá cước taxi ở 3 thành phố lớn như Hà Nội; Đà Nẵng và TP. HCM đang có sự chênh lệch, trong đó Hà Nội ở mức thấp nhất còn TP. HCM ở mức cao nhất.

Và với giá xăng tăng cao như hiện nay, các doanh nghiệp taxi của Hà Nội cũng đang tính toán đến việc điều chỉnh giá cước để phù hợp hơn với tình hình thực tế.

Theo ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, với giá xăng tăng cao như hiện nay nếu các doanh nghiệp taxi không tự điều chỉnh nguồn thu - chi thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn:Theo ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, với giá xăng tăng cao như hiện nay nếu các doanh nghiệp taxi không tự điều chỉnh nguồn thu - chi thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Trong khi đó, việc tăng giá cước lại không hề đơn giản, bên cạnh việc tăng giá, các doanh nghiệp taxi cũng đang chờ đợi, theo dõi các chính sách của nhà nước về điều chỉnh giá xăng để từ đó có quyết định tăng giá cước

"Đối với một doanh nghiệp hoạt động có quy mô, hoạt động tuân thủ theo pháp luật thì việc điều chỉnh giá cước tăng hay giảm không phải là việc dễ làm, vì còn liên quan đến chi phí và việc chấp hành các quy định của nhà nước.

Theo quy định của nhà nước chúng tôi phải nộp, chạy toàn bộ bảng giá cước khi điều chỉnh. Ví dụ: điều chỉnh giá cước lên 10% thì chúng tôi phải giải trình 10% tăng lên này vì lý do gì và gửi thông báo tới cơ quan quản lí nhà nước ít nhất 5 ngày, sau đó mới được điều chỉnh.

Thứ 2 chi phí cho vận hành điều chỉnh giá cước và toàn bộ chi phí dán tem bảng cước mới lên xe theo quy định... Vì vậy chúng tôi rất mong giá xăng có biên độ điều chỉnh phù hợp với thực tế." - ông Hùng nói.