Việc hợp nhất Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn thành Công ty cổ phần Vận tải đường sắt từ ngày 1/11/2024 đánh dấu sự thay đổi lớn đối với vận tải đường sắt... Trước đó Tổng Công ty Đường sắt VN cũng đã tiến hành hợp nhất hàng loạt đơn vị trực thuộc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Điều này khẳng định quyết tâm tái cơ cấu mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh; tái cơ cấu bộ máy, nhân lực, tiên phong trong việc tinh gọn bộ máy; cùng với đó ngành đường sắt đã đổi mới toàn diện về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa, đem lại nhiều tiện ích cho hành khách cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các DN xuất nhập khẩu.
Nhờ đó từ một đơn vị thua lỗ triền ên, từ năm 2022 đến nay Tổng Công ty Đường sắt VN đã có lãi, với nhiều triển vọng phát triển? PV VOV Giao thông đã có cuộc đối thoại với ông Đặng Sỹ Mạnh - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty đường sắt Việt Nam.
PV: Nhìn lại chặng đường vừa qua, ông có thể điểm lại những đổi mới của ngành đường sắt, đặc biệt là năm 2024?
Ông Đặng Sỹ Mạnh: Trong năm 2024 bắt đầu từ việc đổi mới về hoạt động vận tải khách, sản phẩm đáng kể đến đó là tàu di sản kết nối di sản ền Trung, hành trình Huế - Đà Nẵng. Qua thời gian hoạt động đã chứng nh chúng tôi đang đi đúng hướng, tức là biến vận tải đường đường sắt không đơn thuần là đưa khách từ ga A đến ga B mà biến hành trình của vận tải đường sắt thành hành trình trải nghiệm, kết nối di sản giữa các vùng ền.
Sau thành công của tàu Huế - Đà Nẵng chúng tôi liên tục mở ra các ram tàu mới, chạy tàu đêm của hành trình Đà Lạt – Trại Mát. Đây là một sản phẩm mới của ngành đường sắt, thay vì việc đưa hành khách đi trải nghiệm du lịch ban ngày thì chúng tôi mở thêm hành trình chạy tàu ban đêm để ngắm Đà Lạt về đêm và để thưởng ngoạn, trải nghiệm những cảm xúc trên tàu về đêm.
Sau đó chúng tôi đã khai trương thêm đoàn tàu SE21/22, tàu cao cấp nối liền TP. HCM và Đà Nẵng, kết nối trọn vẹn hành trình SE19/20 từ Hà Nội vào Đà Nẵng và sau đó là từ Đà Nẵng vào Sài Gòn bằng tàu SE21/22, từ đó ga Đà Nẵng hiên đã đứng vào TOP 3 nhà ga đông khách nhất trong mạng đường sắt Việt Nam.
Tiếp đến là những đổi mới về vận tải hàng hóa, chúng tôi đưa vào hoạt động ga Cao Xá giai đoạn 1 phục vụ cho tổ chức vận tải liên quan quốc tế, chúng tôi cũng đã khai trương những đoàn tàu chuyên tuyến từ Việt Nam đi các Hub lớn của Trung Quốc, để vận tải liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là qua Trung Quốc để vận tải xuất nhập khẩu đi các nước thứ 3 như Châu Âu…
PV: Những đổi mới này đã và đang tạo ra cú hích như thế nào cho ngành đường sắt?
Ông Đặng Sỹ Mạnh: Chúng tôi khẳng định đây mới chỉ là những kết quả bước đầu, trước tiên phải nói về thay đổi tư duy, sau đó là diện diện mạo của ngành cũng có những thay đổi và tác động nhìn thấy được đó là các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đã có những tăng trưởng vượt bậc.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, từ năm 2022 đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao; có sự ghi nhận của xã hội, của các cấp có thẩm quyền, đặc biệt là khách du lịch trong và ngoài nước, người ta thấy bộ mặt nhà ga, con tàu, tuyến đường có những thay đổi rất rõ rệt.
Nhà ga bây giờ dần dần trở thành những điểm đến, trên tàu thì có các toa cộng đồng để thưởng thức những tiết mục âm nhạc hoặc là các đặc sản của vùng ền, rồi tuyến đường cũng đã được trồng hoa, với phong trào mỗi cung đường một loài hoa, mỗi khu ga một điểm đến, tức là biến khu ga thành điểm đến bằng cách tổ chức được thương hiệu cafe Hỏa Xa, mở rộng các phòng đợi, tạo không gian trải nghiệm cho hành khách, check in, ngắm nhìn những công trình kiến trúc của nhà ga, con tàu và của những cây cầu.
PV: Hoạt động liên vận quốc tế cũng là một trong các điểm sáng của ngành đường sắt trong năm 2024. Ông có thể chia sẻ về những nỗ lực của ĐSVN trong việc hồi sinh các tuyến liên vận?
Ông Đặng Sỹ Mạnh: Sự nỗ lực của công tác vận tải hàng hóa trong nước và vận tải liên vận quốc tế chính từ nội lực của ngành đường sắt, nhưng cũng phải kể đến sự chỉ đạo rất quyết liệt, kịp thời sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng, Bộ GTVT, Uỷ ban Quản lý vốn nên những năm gần đây hoạt động liên vận quốc tế phát triển rõ rệt hơn.
Điểm nhấn quan trọng, đầu tiên phải kể đến là phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế hàng hóa bằng đường sắt mà TCT Đường sắt VN xây dựng, Bộ GTVT xem xét và có sự đầu tư để đưa cửa khẩu vào sâu trong nội địa.
Chúng tôi đã xây dựng được những khu ga và làm thủ tục hải quan tại chỗ như là khu ga Kép tại Bắc Giang, giai đoạn 1 của khu ga Cao Xá ở Hải Dương, ga Sóng Thần…từ đó tạo điều kiện lợi cho địa phương, DN, người dân và đặc biệt là nâng cao được sản lượng hàng hóa liên vận xuất và nhập khẩu.
Hiện nay hoạt động liên vấn quốc tế chủ yếu qua 2 cửa khẩu Đồng Đăng và Lào Cai, sản lượng đang từng bước được cải thiện và đặc biệt chúng ta đã tổ chức những đoàn tàu chuyên tuyến như: Yên Viên đi Thạch Gia Trang, đi Trùng Khánh, đi Trịnh Châu và ngược lại.
Từ những cái Hub đó chúng ta vận chuyển đi nước thứ 3, với sản lượng ngày càng được cải thiện và nâng lên; chủng loại hàng hóa cũng ngày một phong phú hơn. Chúng tôi đang có kế hoạch, đề xuất nâng cấp cải tạo, để nâng cao sản lượng hàng liên vận quốc tế lên gấp 3 - 4 lần từ nay đến năm 2030.
PV: Xin cảm ơn ông.