Đừng để trẻ 'nghiện' lời khen

Các bậc cha mẹ thường được khuyến khích khen ngợi con cái - một phương pháp tích cực để ghi nhận nỗ lực của con và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho chúng. Tuy nhiên, không phải lúc nào khen cũng tốt.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Ảnh nh họa

Nếu khen ngợi không đi liền với sự chân thành hoặc dùng những từ hoa mỹ, thổi phồng, đứa trẻ có thể sẽ cảm nhận được, hoặc đôi khi chúng sẽ “nghiện” khen đến mức bạn không thể chấp nhận lời phê bình.

Lời khen đồng nghĩa với việc đứa trẻ mặc định chúng được đánh giá cao. Khi đó, chúng rất dễ mất động lực để cố gắng. Nếu lớn trong sự bao bọc trong những lời khen, rất có thể, trẻ em sẽ khó khăn khi đối diện với thất bại. Mặt khác, chúng cũng sẽ hoài nghi về lời khen của cha mẹ khi bước vào một thế giới rộng lớn hơn.

Thực tế, điều trẻ em cần là lý do đằng sau lời khen. Chúng cần được biết tại sao hành vi đó được gọi là Tốt để có thể lặp lại trong tương lai và mang lại kết quả tích cực.

Đôi khi, bạn cũng không cần khen ngợi gì nhiều, mà chỉ cần thể hiện thái độ hưởng ứng bằng cách mỉm cười. Tự đứa trẻ sẽ cảm nhận được thành tích của chúng đang được khích lệ. 

Thay vì khen tặng “xa hoa” ngay tại thời điểm đó, bạn cũng có thể lặng lẽ ghi lại những hoạt động của con cái, nhìn nhận quá trình phấn đấu của con trẻ một cách khách quan, đưa ra phản hồi bằng cách mô tả, diễn đạt lại hành động đó và động viên chúng “Cố lên!”. 

Giống như người lớn, trẻ em cũng cần có cảm giác độc lập và tự chủ để thực sự cảm nhận được giá trị của bản thân. Vậy nên, hãy dành lời khen cho trẻ một cách chừng mực và đúng lúc thôi, đừng hào phóng quá…