Đừng coi Hệ thống giao thông thông minh là cây đũa thần

Xây dựng hệ thống giao thông thông minh giúp các đô thị quản lý, điều hành hoạt động giao thông trơn tru, an toàn hơn. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ thực sự phát huy hiệu quả, nếu có sự thay đổi về nhận thức trong cách quản lý, cũng như cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông hiện có.

 

Theo Đề án xây dựng Hệ thống giao thông thông nh (ITS) Hà Nội đang lấy ý kiến, lộ trình phát triển ITS Hà Nội gồm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2024-2026, sẽ hoàn thành nâng cấp Trung tâm quản lý điều hành Giao thông công cộng thành Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố.

Xây dựng bản đồ số giao thông, đầu tư, lắp đặt các thiết bị giám sát, điều hành giao thông, xây dựng phần mềm ứng dụng thông tin giao thông thành phố Hanoi Map và triển khai Thẻ vé liên thông.

Giai đoạn thứ 2, từ năm 2027 - 2030, Xây dựng Trung tâm điều hành giao thông thông nh tích hợp của thành phố Hà Nội, lắp đặt các thiết bị giám sát, điều hành giao thông và triển khai thu phí giai đoạn 1.

Giai đoạn 3 từ năm 2030-2045, Hà Nội sẽ phát triển bền vững hệ thống giao thông thông nh.

3 yếu tố nền tảng của Khung kiến trúc ITS Hà Nội được đưa ra bao gồm Bản đồ số của Thành phố Hà Nội, Tiêu chuẩn ITS và xử lý dữ liệu lớn.

Với bản Đề án Khung kiến trúc ITS được đưa ra cho thấy sự quyết tâm của thành phố Hà Nội trong việc muốn xây dựng một hệ thống giao thông thông nh, một cấu phần quan trọng của mô hình thành phố thông nh, giải quyết phần nào những vấn đề bất cập của giao thông thành phố hiện nay.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận hệ thống ITS là công cụ để giúp cho thành phố quản lý, điều hành giao thông được hiệu quả, chứ không phải là chiếc đũa thần, có thể giải quyết được toàn bộ những vấn đề giao thông bất cập tồn tại cả thập kỉ qua.

Camera giao thông ghi nhận, phát hiện và cảnh báo vi phạm TTATGT (Ảnh: Elcom)

Bởi vậy, song song với việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào trong quản lý, thành phố vẫn cần tiếp tục đầu tư về cơ sở hạ tầng, nâng cấp các hệ thống đường sá tích hợp những trang thiết bị công nghệ hiện đại, các cảm biến…để cho việc đi lại thông nh thuận tiện, trật tự hơn…

Cùng với đó, thành phố cũng cần có những giải pháp để thay đổi cơ cấu phương tiện, nâng tỷ lệ người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng để thay thế cho phương tiện cá nhân.

Để triển khai thực hiện Đề án giao thông thông nh, thành phố cũng cần có sự chuẩn bị về nguồn lực. Đầu tư hệ thống ITS đòi hỏi nguồn lực lớn, ngoài nguồn ngân sách Nhà nước, thành phố Hà Nội cũng cần xây dựng những cơ chế, chính sách tháo gỡ những khó khăn hiện nay, đồng thời khuyến khích sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tư nhân.

Về mặt công nghệ, hệ thống giao thông thông nh đòi hỏi ứng dụng những công nghệ mới, hiện đại. Cùng với khai thác, sử dụng những công nghệ hiện đại trong nước, thành phố cũng cần tham khảo, cập nhật những xu hướng công nghệ mới nhất để đảm bảo hệ thống được vận hành hiệu quả.

Để Đề án này sớm đi vào thực tiễn, cũng rất cần sự quyết liệt, bền bỉ của lãnh đạo thành phố, tạo điều kiện để Đề án sớm được thông qua và được triển khai thực hiện.

Có như vậy, Hà Nội mới có thể nhanh chóng xây dựng được Hệ thống giao thông thông nh, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng Thành phố thông nh như chủ trương mà lãnh đạo thành phố đã đề ra.