Dự báo và minh bạch để chặn đà giá vật liệu “leo thang"

Những tháng cuối năm là mùa xây dựng nên nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng sẽ cao hơn và dự báo giá vật liệu xây dựng tiếp tục tăng. Để chặn đà “leo thang” của giá vật liệu xây dựng, 2 công cụ được cho là hữu hiệu là công tác dự báo thị trường và minh bạch quá trình điều hành giá.

Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh kéo dài khiến nhiều chủ đầu tư và nhà thầu gặp khó. Ảnh: Thanh niên

Thời gian qua, hầu hết các sản phẩm, hàng hóa đều có xu hướng tăng giá, vật liệu xây dựng cũng không nằm ngoài “cơn bão” giá, tuy nhiên, giá vật liệu xây dựng có diễn biến tăng giảm hết sức phức tạp, làm ảnh hưởng rất lớn đến các công trình xây dựng, trong đó có các công trình giao thông trọng điểm.

Để “hạ nhiệt”, rất cần vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cường kiểm tra, giám sát thị trường vật liệu xây dựng để đảm bảo việc kinh doanh nh bạch và ổn định thị trường: Bộ Công thương kiểm tra các cơ sở kinh doanh; Bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát các quy hoạch về vật liệu xây dựng để xác định nguồn cung các vật liệu trong nước.

Các địa phương cần khắc phục tình trạng chậm công bố chỉ số giá vật liệu xây dựng, thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến thị trường để kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu, chỉ số giá xây dựng phù hợp mặt bằng giá thị trường. Đặc biệt, đối với vật liệu có biến động nhiều, cần tổ chức xác định, công bố giá hàng tháng.

Qua việc công bố giá được thực hiện sát sao, kịp thời sẽ trở thành công cụ để kiểm soát giá vật liệu một cách hiệu quả. Khi chúng ta nh bạch được thông tin sẽ góp phần ngăn chặn đầu cơ, thổi giá và các hiện tượng tiêu cực.

Mặt khác, việc cập nhật giá các loại vật liệu xây dựng hiện nay không phải là khó khi các công ty sản xuất, phân phối đều có thông báo giá rộng rãi và thường xuyên. Giá các nguyên vật liệu trên thế giới được cập nhật liên tục.

Vấn đề là sự phối hợp, quyết tâm triển khai các giải pháp từ địa phương để đảm bảo mặt bằng giá phù hợp. Thêm vào đó, những giải pháp này cần triển khai nhanh, thực hiện luôn mới có thể đưa đến những thay đổi tích cực cho thị trường.

Cùng với đó, cần xác định các loại vật liệu xây dựng là sản phẩm quan trọng và phải có dự báo cung - cầu. Qua đó, có sự điều tiết thương mại, giảm được cú sốc giá. Khi dự báo được sớm biến động về giá thì các đơn vị liên quan sẽ chủ động các giải pháp đối phó như dùng công cụ bảo hiểm giá hiệu quả hoặc ký hợp đồng dài hạn để đảm bảo giá ổn định.

Đây cũng là giải pháp hữu hiệu mà các nước hiện đang áp dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực do biến động giá gây ra.

Với sự vào cuộc của Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương, cơn “bão giá” nguyên vật liệu xây dựng mong rằng sẽ có chuyển biến tích cực, tháo gỡ một cách thực tế, kịp thời những khó khăn mà các doanh nghiệp và nhà thầu đang phải đối mặt.

Về lâu dài, để giảm thiểu những hệ lụy không đáng có từ việc giá vật liệu xây dựng tăng cao, Nhà nước cần có sự can thiệp bằng các công cụ quản lý vĩ mô như một chiến lược phát triển tổng thể ngành công nghiệp cung ứng vật liệu xây dựng đồng bộ trong mối liên kết hữu cơ phía cung cấp nguyên liệu và các ngành sử dụng vật liệu xây dựng chứ không chỉ đơn thuần là giải pháp tình thế để đối phó mỗi khi có “bão giá”.