Doanh nghiệp không chịu xả trạm khi ùn tắc, cơ quan quản lý cần làm gì?

Để đảm bảo TTATGT dịp cao điểm 30/4, 1/5, Thủ tướng yêu cầu phải chủ động tạm dừng thu phí, “xả trạm” khi xảy ra ùn tắc. Thực tế trong một số đợt cao điểm vừa qua, vẫn có những phản ánh về việc, xảy ra ùn tắc nhưng không xả trạm. Vậy cơ quan chức năng cần làm gì trong trường hợp này?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh nh họa

Trao đổi với PV VOV Giao thông, Chuyên gia giao thông Nguyễn Hữu Đức cho rằng: "Cơ quan chức năng tăng cường giám sát hơn nữa. Nếu chủ đầu tư không thực hiện thì phải xử phạt.

Có thể cơ chế xử phạt của chúng ta trong trường hợp này chưa đủ mạnh. Nếu cần có thể quy định thêm về quy chế xử phạt, không phải chỉ phạt tiền mà có thể phạt một số hình thức khác như cân nhắc gia hạn hợp đồng hoặc giảm bớt quyền thu phí của họ đi".

Ở góc nhìn khác, ông Bùi Sinh Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội cho rằng, xả trạm là giải pháp cuối cùng vì thiệt hại rất lớn cho cả Nhà nước và doanh nghiệp, hơn nữa cũng chỉ giảm áp lực nhất thời chứ chưa tháo gỡ được ùn tắc: "Chính phủ phải có Nghị định hoặc Quyết định yêu cầu tất cả các phương tiện tham gia giao thông phải mua ngay thu phí tự động không dừng.

Tôi cho rằng nếu không có biện pháp nhanh thì đến 30/5 giao thông vẫn ùn tắc bình thường, không có giải pháp nào cả.

Còn xả trạm là tình huống bắt buộc, giải quyết theo tình huống, tôi cho là không hiệu quả, không bền vững. Xả trạm gây thiệt hại cho Nhà nước rất ghê".