Chuyên gia khuyến nghị chính sách tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới

Nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế đang có nhiều đánh giá tích cực, thể hiện sự tin tưởng vào triển vọng kinh tế Việt Nam. Các ý kiến cho rằng, Việt Nam không chịu tác động lớn từ cuộc chiến Nga-Ukraina bởi xuất khẩu hàng hóa sang các nước này không nhiều.

Thông tin thị trường tài chính, kinh tế

# Theo Bộ KH&ĐT, chỉ số giá tiêu dùng CPI khó giữ được ở mức tăng dưới 4% trong năm nay, do giá năng lượng, lương thực, thực phẩm tăng cao; tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng có thể kéo dài. 

# Còn Bộ KH&CN vừa đề xuất, sắp tới cần xây dựng cơ sở dữ liệu về DN KHCN Việt Nam để có thể nắm rõ các biến động, “sức khỏe” của DN. 

# Đáng chú ý, nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế đang có nhiều đánh giá tích cực, thể hiện sự tin tưởng vào triển vọng kinh tế Việt Nam. Các ý kiến cho rằng, Việt Nam không chịu tác động lớn từ cuộc chiến Nga-Ukraina bởi xuất khẩu hàng hóa sang các nước này không nhiều.

Tuy nhiên, tác động ngay lập tức là tăng giá nguyên liệu thô, tăng giá xăng, dầu, tăng giá điện. Điều này sẽ làm giảm tăng trưởng khoảng 0,5%, tăng lạm phát khoảng 0,8%. ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam khuyến nghị:

Việt Nam cần có có những chính sách ưu tiên: thúc đẩy phục hồi, duy trì thị trường tài chính; cần những chính sách mau lẹ để hỗ trợ kịp thời các đối tượng gặp khó khăn, các đối tượng dễ bị tổn thương; Hệ thống tài chính cần chấm dứt những quy định cho phép cơ cấu nợ nhưng nên giữ nguyên các nhóm nợ và tăng cường giám sát – Chinh sách tiền tệ rất quan trọng sẽ giúp giảm rủi ro với nền kinh tế, cần đảm bảo tài chính nh bạch. Về ngắn hạn, cần đảm bảo sự phục hồi của các ngân hàng.

Các chuyên gia khẳng định, tác động của cuộc chiến Nga-Ukraina lên nền kinh tế toàn cầu có thể kéo dài qua năm 2023. Cần dự báo sớm và có các giải pháp đảm bảo kiềm chế lạm phát.

# Dự báo quý 2, xuất khẩu cá tra sẽ giữ mức tăng trưởng cao, nhất là tại thị trường châu Âu do giá cạnh tranh và nguồn cung từ Nga thiếu hụt. 

Ảnh nh họa: Lê Hoàng Vũ

# Và dù trái cây được mùa, nhưng hầu hết các nhà vườn tại BĐSCL đang kém vui vì giá thu mua thấp, do xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó. 

# Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển logistics VN, hơn 40% DN cho rằng, chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics còn nhiều khó khăn. 

# Với lĩnh vực BĐS, DKRA công bố báo cáo thị tháng 4 cho thấy, cùng chiều với lượng quan tâm, giá bán biệt thự, liền kề tăng đáng kể từ 25-80%, đặc biệt là tại các quận, huyện ven Hà Nội và TP.HCM. 

# Do giá nguyên liệu đầu vào, bao bì... liên tục tăng, nhiều DN sản xuất cũng đã bắt đầu điều chỉnh tăng giá bán thực phẩm từ 5-15% để bù đắp chi phí. 

# Và dự báo, lượng khách du lịch hè 2022 sẽ bùng nổ ở nhiều địa phương, nhờ với việc gỡ bỏ các rào cản phòng chống dịch giúp việc đi lại của du khách dễ hơn. 

# Kết thúc ngày giao dịch đầu tuần, sắc xanh phủ kín bảng giá hàng hoá nguyên liệu đã hỗ trợ chỉ số MXV- Index tăng 1,8%, vượt mốc 3.000 điểm, lên mức 3.030 điểm. GTGD toàn Sở tăng mạnh 14% lên hơn 7.500 tỷ đồng, cao nhất trong vòng hơn 2 tháng.

Hai mặt hàng lúa mì tiếp tục dẫn dắt thị trường với mức tăng mạnh gần 6%. Lúa mì Chicago đóng cửa ở trên 458 USD/tấn và lúa mì Kansas đạt gần 497 USD/tấn. Cùng với đó, giá cà phê Arabica gây chú ý khi bất ngờ tăng vọt 5,1%, lên sát mốc 4.956 USD/tấn và thúc đẩy cho giá cà phê Robusta tăng 2,3% lên 2.087 USD/tấn, trước các thông tin tiêu cực về nguồn cung toàn cầu. Giá đường 11 cũng bật tăng 2,7%, lên 433 USD/tấn, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng vào cuối tuần trước.

# Việc Trung Quốc đang phong toả nhiều địa phương dự báo sẽ tiếp tục khiến chuỗi cung ứng toàn cầu “chao đảo” trong nửa cuối năm nay. 

# Còn tại Mỹ, dù mức lương trung bình tăng, nhưng giá thuê nhà lại đang tăng nhanh hơn, khiến nhiều người trẻ lâm vào tình cảnh khó thuê nhà chưa từng thấy. 

# Công ty nghiên cứu năng lượng Rystad Energy dự báo, Giá khí đốt châu Âu dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần trong mùa đông tới. 

# Đáng chý ý, để tránh tình trạng đầu cơ BĐS, nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… dự kiến sẽ áp dụng các loại thuế BĐS để hạ nhiệt thị trường.

Thông tin thị trường chứng khoán

# Với TTCK Mỹ vẫn không thoát khỏi xu hướng mất điểm khi rủi ro suy thoái tiếp tục đè nặng lên tâm lý các NĐT. S&P500 giảm 0,39%, tuy nhiên vẫn đóng cửa trên mốc 4.000 điểm.

# Còn ở trong nước, theo đơn vị xếp hạng tín nhiệm FiinRatings, quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp 4 tháng đầu năm nay đạt 76 nghìn tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tùng Anh, Trưởng nhóm nghiên cứu rủi ro tín dụng FiinRatings đánh giá, thị trường có chuyển biến tích cực khi chuyển từ lượng sang chất, với việc tăng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng, qua đó phương thức công khai, nh bạch hơn so với phát hành riêng lẻ:

'Điểm sáng khi nhìn vào con số phát hành trong năm nay là thông thường cơ cấu phát hành ra công chúng khoảng 4-5% vào mọi năm, nhưng trong các tháng đầu năm thì kênh phát hành ra công chúng đã đạt 11,5% tổng số giá trị phát hành của trái phiếu doanh nghiệp. Đây là biểu hiện của sự thay đổi về chất, dần hình thành theo thông lệ của thị trường quốc tế', ông Nguyễn Tùng Anh cho biết.

# Theo SSI Reseach, ở góc nhìn kỹ thuật, việc chỉ số VNIndex lùi lại khi thử thách mốc 1.200 điểm cùng với KLGD thu hẹp cho thấy trạng thái lưỡng lự. Khả năng sẽ có 2 kịch bản diễn ra với chỉ số VNIndex cho phiên hôm nay. Thứ nhất, chỉ số có thể hồi phục từ đầu phiên và kiểm lại vùng mục tiêu gần 1.180 – 1.200 điểm. Thứ hai, chỉ số VNIndex có thể tiếp đà điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1.150 điểm trước khi cân bằng trở lại./.