Chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ

Việc chẩn đoán tay chân miệng rất dễ dàng nhưng chẩn đoán mức độ nặng của bệnh lại rất khó khăn, đối với những trường hợp nặng thì trẻ có thể mắc những biến chứng, trong đó nguy hiểm nhất là biến chứng về viêm cơ tim, tổn thương thần kinh, co giật, rối lo

Mời các bạn cùng lắng nghe tại đây:

 

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 10.700 trường hợp mắc tay chân ệng tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có hơn 6.660 trường hợp nhập viện. Đặc biệt, một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc gia tăng trong các tuần gần đây như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc, Hải Phòng.

Về vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với TS. BS Vũ Quốc Đạt, Phụ trách khoa Bệnh Nhiệt đới, Giảng viên khoa Truyền nhiễm, BV Đại học Y Hà Nội:

PV: Thưa bác sỹ, xin bác sỹ có thể chia sẻ dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân ệng và những biển chứng mà trẻ có thể mắc phải?

TS. BS Vũ Quốc Đạt: Tay chân ệng là bệnh rất phổ biến và chúng ta đang ở cao điểm  dịch tay chân ệng, có rất nhiều trường hợp trẻ em bị tay chân ệng được chẩn đoán và nhập viện.

Hiện nay việc chẩn đoán tay chân ệng khá dễ dàng, chủ yếu dựa vào các triệu chứng như trẻ sốt và sau đó xuất hiện các phỏng nước ở tay, chân, ệng. Ngoài ra có thể xuất hiện phỏng nước ở họng, mông.

Việc chẩn đoán tay chân ệng rất dễ dàng nhưng chẩn đoán mức độ nặng của bệnh lại rất khó khăn, đối với những trường hợp nặng thì trẻ có thể mắc những biến chứng, trong đó nguy hiểm nhất là biến chứng về viêm cơ tim, tổn thương thần kinh, co giật, rối loạn ý thức,…

PV: Bệnh tay chân ệng có thể lây lan qua hình thức nào? Để chủ động phòng tránh bệnh thì cần phải lưu ý những vấn đề gì, thưa bác sỹ?

TS. BS Vũ Quốc Đạt: Tay chân ệng là bệnh do vi rút gây ra và nó lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hoá. Trẻ rất dễ nhiễm vi rút tay chân ệng từ những nguồn lây khác như những trẻ khác, không nhất thiết phải trực tiếp tiếp xúc với nhau mà có thể thông qua các vật dụng trung gian ví dụ như đồ chơi, tay nắm cửa,.. Nên việc phòng tránh, chúng ta cần tập trung vào các khâu quan trọng. 

Thứ nhất, trẻ bị bệnh thì cần được cách ly, phụ huynh không nên cố cho trẻ đến trường vì vô tình có khả năng lây nhiễm cho người khác. Thứ hai, đối với trẻ lành khi tiếp xúc hoặc có nguy cơ tiếp xúc trẻ bệnh thì cần được hướng dẫn kỹ năng vệ sinh bàn tay. Trẻ nên rửa tay thường xuyên. Hiện giờ bệnh tay chân ệnh chưa có vắc xin, vì vậy, cách phòng chống bệnh chủ yếu là cắt đứt nguồn lây và giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Khi trẻ bị tay chân ệng thì triệu chứng sẽ biểu hiện ở da và niêm mạc nên nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng chỉ cần dùng các dung dịch sát khuẩn bôi lên các tổn thương là trẻ sẽ khỏi, nhưng điều này không đúng, bởi đây là những đây là biểu hiện bên ngoài của tình trạng nhiễm vi rút toàn thân. Việc điều trị cho trẻ sẽ tập trung về điều trị triệu chứng, hỗ trợ các chức năng sống cho trẻ trong trường hợp bệnh nặng. Còn đối với bệnh nhẹ, điều quan trọng nhất là phải bù đủ nước cho trẻ, tránh tình trạng mất nước do sốt cao, ngoài ra có thể hỗ trợ những trường hợp có biểu hiện đau hoặc biểu hiện đường tiêu hoá khác.

PV: Vâng, xin cảm ơn bác sỹ!

---

Mời các bạn cùng nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 28/7 tại đây: