Chống “sim rác” lừa đảo: Cần giải pháp mạnh tay

Trước thực tế hàng triệu “sim rác” đã bị xóa sổ nhưng vẫn chưa hết cuộc gọi “rác” càng đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc siết chặt quản lý thuê bao di động và hoạt động trực tuyến, nhằm bảo vệ quyền lợi của người dùng.

Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý và lọc ra 19,6 triệu thuê bao có thông tin không trùng khớp. Bên cạnh đó, từ ngày 10/9/2023, các đại lý ủy quyền của nhà mạng trên toàn quốc đã dừng bán sim di động, người dân chỉ có thể mua sim tại các cửa hàng của các nhà mạng và các chuỗi cửa hàng điện thoại uy tín.

Tuy nhiên nhiều đối tượng vẫn lợi dụng tìm mua các “sim rác được chuẩn hóa” tuồng ra thị trường với mục đích thực hiện các cuộc gọi quảng cáo và lừa đảo, khiến nhiều người nhẹ dạ cả tin mất sạch tiền.

Việc này cho thấy vẫn còn nhiều “kẽ hở” trong công tác quản lý từ cấp đại lý, nhà mạng đến các bộ ngành như công cụ quản lý người dùng thực, quản lý đăng ký thông tin thuê bao, hoạt động mua bán sim, công tác bảo mật thông tin khách hàng, công cụ lọc và ngăn chặn các nội dung  tin nhắn không được người dùng cho phép.

Mà người dùng là đối tượng chịu thiệt hại đầu tiên nhưng không biết “kêu cứu” quyền lợi và bồi thường nơi nao, khi bị các “cuộc gọi, tin nhắn rác” làm phiền. Hoặc chỉ biết trong chờ vào công tác điều tra từ lực lượng công an mà không biết ngày nào được lấy lại số tiền bị lừa đảo. 

Ảnh nh họa: CAND

 

Sắp tới, Bộ Thông tin và truyền thông tiếp tục yêu cầu các nhà mạng xử lý các khách hàng từ 4 sim trở lên trước ngày 15/4. Nếu xuất hiện sim rác, nhà mạng phải chịu trách nhiệm. Cùng với động thái quyết liệt từ Bộ, việc TPHCM có thêm biện pháp siết chặt công tác quản lý thuê bao di động là cần thiết trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, việc tra cứu này cần quy định ở mức độ nào, hình thức nh bạch ra sao, có cần thông báo hay thông qua sự đồng ý của người dùng hay không, nhằm đảm bảo quyền riêng tư của người dùng. Và khi đã có các quy định, chế tài xử phạt mạnh mẽ thì công tác giám sát thực hiện thế nào để mang lại hiệu quả là quan trọng. Bởi một số cá nhân vì trục lợi vẫn lén tìm mọi cách để bán “sim rác” hoặc bỏ qua các vi phạm, vô tình tiếp tay cho các đối tượng xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra ngày càng sâu rộng ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt là hình thức giao dịch, thanh toán online..., thế nên công tác bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư cho khách hàng cần được quy định chặt chẽ hơn, nhằm ngăn chặn tình trạng lộ, lọt, đánh cắp, mua bán dữ liệu cá nhân cho các mục đích vi phạm pháp luật.

Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã có các quy định về bảo vệ dữ liệu người dùng trên các ứng dụng di động, mạng xã hội, cũng như xử phạt các công ty công nghệ, phần mềm, ứng dụng thu thập dữ liệu trái phép.

Các cá nhân, tổ chức có quyền kiện tụng bồi thường khi bị thiệt hại. Do đó, tại Việt Nam, ngoài các cơ quan công vụ hành chính, thuế, tổ chức tín dụng, nhà mạng viễn thông…,  nhà nước cũng cần quy trách nhiệm rõ ràng của các tổ chức, doanh nghiệp như cửa hàng, siêu thị, bệnh viện, trường học, ứng dụng đặt hàng trực tuyến… nếu làm lộ lọt thông tin khách hàng.

Ngoài cần thêm các giải pháp mạnh tay từ nhà nước, bản thân người dùng phải thận trọng và nâng cao cảnh giác từ các cuộc gọi, tin nhắn, đường link và ứng dụng lạ; không dễ dãi, hám lợi trước những lời chào mời hấp dẫn. Là cách để mỗi người không mắc bẫy trong “ma trận” lừa đảo của thời đại công nghệ số./.