Top 13 lỗi trừ điểm bằng lái nhiều nhất 2025
Trường hợp trừ hết điểm trong 1 năm, lái xe sẽ không được phép điều khiển phương tiện theo loại giấy phép đã đăng ký.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Câu chuyện xử lý “sim rác” không còn là mới. Việc làm này liệu có lấp được "lỗ hổng" trong công tác ngăn chặn “sim rác” và xử lý các vi phạm?
Tuyển việc nhẹ lương cao, tặng quà tri ân miễn phí, nâng cấp sim 4G, chuyển tiền từ thiện, mạo danh ngân hàng, nhân viên y tế, luật sư, công an, tòa án… là những hình thức lừa đảo nổi bật trong những tháng năm 2024.
Dù sau các đợt “truy quét” của Bộ Thông tin và Truyền thông về chuẩn hóa thông tin và siết hoạt động bán sim tại các đại lý, nhưng tình trạng các tin nhắn, cuộc gọi mục đích quảng cáo, lừa đảo vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn tinh vi hơn. Nhiều đầu số di động lạ gọi đến khiến người dùng “trở tay không kịp”, trong đó phần lớn với mục đích là “khủng bố”, lừa đảo:
"Tôi vẫn nhận được cuộc gọi rác kiểu lừa đảo như số sim đang có vấn đề, nếu không cung cấp thông tin cá nhân có thể sẽ bị khóa".
"Rất đau đầu với các tin nhắn chứng khoán, tài chính, trong khi mình không có nhu cầu, chặn số này thì họ lại gọi số khác".
"Tôi thường nhận cuộc gọi xưng là thế giới di động, shopee hoặc chương trình nào đó cung cấp phần quà và yêu cầu mình cung cấp thông tin cá nhân để nhận quà miễn phí. Thường mà nghe tặng quà là tôi tắt máy luôn".
Theo chuyên gia bảo mật Vũ Ngọc Sơn- Giám đốc kỹ thuật Công ty công nghệ An ninh mạng quốc gia Việt Nam, việc người dùng vẫn bị các tin nhắn, cuộc gọi làm phiền vì việc chuẩn hóa thông tin chưa ngăn chặn hiệu quả vấn đề sim rác.
"Một số đại lý mặc dù chuẩn hóa thông tin về thuê bao nhưng họ sẽ sử dụng thông tin, số căn cước công dân, họ tên thu thập được từ những cái nguồn mà họ có thể mua bán dữ liệu. Sau đó họ sẽ dùng dữ liệu này, họ kích hoạt sẵn các sim và lại được bán ra cho những người khác để sử dụng. Người sử dụng cuối không cần xuất trình giấy tùy thân. Tức là họ sử dụng các sim trôi nổi, coi đó là sim rác và sử dụng vào mục đích ví dụ phát tán tin nhắn lừa đảo".
Về vấn đề chuẩn hóa thông tin thuê bao, ông Lý Quốc Minh- Giám đốc Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 2 cũng thừa nhận, theo quy định, mỗi người có thể đăng ký tối đa ba sim chính chủ trên một nhà mạng viễn thông. Việc đăng ký, chuẩn hóa thông tin thuê bao đã được rà soát nhưng chưa có giải pháp kiểm soát được người sử dụng thuê bao đó là ai:
"Hiện nay các nhà mạng không có công cụ, có nghĩa là khi đăng ký thông tin, tất cả các dữ liệu là nhà mạng đã link với dữ liệu quốc gia về cư trú để coi đúng hay sai, chắc chắn là dữ liệu này chuẩn rồi. Còn việc người sử dụng hiện nay là nhà mạng chưa có công cụ để làm sao biết được. Ví dụ người đứng tên sim rồi đưa cho người thân thì nhà mạng không biết được. Và khi vi phạm pháp luật xảy ra thì lúc đó mình xử lý là xử lý hậu quả, chuyện đó là mình phải chấp nhận".
Trước thực trạng các “sim rác được chuẩn hóa” vẫn “luồn lách” để bán trên thị trường, chuyên gia bảo mật Vũ Ngọc Sơn kiến nghị: "Các cơ quan quản lý thị trường cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện ra những cái đại lý mà họ vẫn cố tình bán sim. Mặc dù đã quy định từ ngày 10/9 là không được bán nữa nhưng có thể họ vẫn bán ra thị trường, chúng ta phải kiểm tra để xử lý nghiêm. Cuối cùng thì người sử dụng là cần phải nâng cao ý thức cảnh giác. Bởi vì là người dùng, người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng lừa đảo. Nếu người dùng không ý thức cảnh giác và tự bảo vệ mình thì rất dễ mắc lừa đối tượng lừa đảo".
Bên cạnh “lỗ hổng” từ công tác quản lý các đại lý bán sim, ông Nguyễn Minh Đức - Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần An toàn thông tin CyRadar còn cho rằng, một khả năng khác là do sự bất cẩn của người dùng làm lộ lọt thông tin cá nhân khi sử dụng các dịch vụ, ứng dụng, giao dịch mua bán trên môi trường mạng. Hoặc các doanh nghiệp, cửa hàng không có biện pháp bảo mật thông tin cho khách hàng, gây lộ lọt thông tin và thiệt hại cho người sử dụng.
"Khả năng do lộ lọt thông tin khách hàng ra bên ngoài. Có thể bị lộ lọt theo nhiều cách do hacker xâm nhập vào máy tính lấy cắp dữ liệu hoặc có nhân viên trích xuất dữ liệu bán cho những bên khác".
Để ngăn chặn các cuộc gọi rác, đặc biệt là các cuộc gọi mang tính chất lừa đảo, ông Nguyễn Minh Đức nhận định, cần có thêm các quy định để giám sát và ràng buộc các nhà mạng, nhà cung ứng dịch vụ, các doanh nghiệp, cửa hàng tăng khả năng bảo mật dữ liệu cá nhân, tránh bị bên thứ ba lợi dụng và lấy cắp thông tin.
Do đó, ông Nguyễn Minh Đức ủng hộ việc TPHCM đề xuất tra cứu thuê bao di động, để xử lý nhanh lừa đảo qua mạng: "Các dữ liệu như số điện thoại, tên tuổi, địa chỉ lộ lọt rồi và có thể đang bị trôi nổi rao bán ở khắp nơi. Kể cả quy định chặt chẽ hơn được đưa ra thì có thể chúng ta vẫn bị làm phiền. Tôi nghĩ vấn đề tiếp theo ở đây sẽ là những cơ chế xử lý răn đe những kẻ phát tán, làm phiền. Lúc đó mới làm giảm đi việc quyền riêng tư bị xâm phạm".
Chống “sim rác” lừa đảo: Cần giải pháp mạnh tay
Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý và lọc ra 19,6 triệu thuê bao có thông tin không trùng khớp. Bên cạnh đó, từ ngày 10/9/2023, các đại lý ủy quyền của nhà mạng trên toàn quốc đã dừng bán sim di động, người dân chỉ có thể mua sim tại các cửa hàng của các nhà mạng và các chuỗi cửa hàng điện thoại uy tín.
Tuy nhiên nhiều đối tượng vẫn lợi dụng tìm mua các “sim rác được chuẩn hóa” tuồng ra thị trường với mục đích thực hiện các cuộc gọi quảng cáo và lừa đảo, khiến nhiều người nhẹ dạ cả tin mất sạch tiền.
Việc này cho thấy vẫn còn nhiều “kẽ hở” trong công tác quản lý từ cấp đại lý, nhà mạng đến các bộ ngành như công cụ quản lý người dùng thực, quản lý đăng ký thông tin thuê bao, hoạt động mua bán sim, công tác bảo mật thông tin khách hàng, công cụ lọc và ngăn chặn các nội dung tin nhắn không được người dùng cho phép. Mà người dùng là đối tượng chịu thiệt hại đầu tiên nhưng không biết “kêu cứu” quyền lợi và bồi thường nơi nao, khi bị các “cuộc gọi, tin nhắn rác” làm phiền. Hoặc chỉ biết trong chờ vào công tác điều tra từ lực lượng công an mà không biết ngày nào được lấy lại số tiền bị lừa đảo.
Sắp tới, Bộ Thông tin và truyền thông tiếp tục yêu cầu các nhà mạng xử lý các khách hàng từ 4 sim trở lên trước ngày 15/4. Nếu xuất hiện sim rác, nhà mạng phải chịu trách nhiệm. Cùng với động thái quyết liệt từ Bộ, việc TPHCM có thêm biện pháp siết chặt công tác quản lý thuê bao di động là cần thiết trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, việc tra cứu này cần quy định ở mức độ nào, hình thức minh bạch ra sao, có cần thông báo hay thông qua sự đồng ý của người dùng hay không, nhằm đảm bảo quyền riêng tư của người dùng.
Và khi đã có các quy định, chế tài xử phạt mạnh mẽ thì công tác giám sát thực hiện thế nào để mang lại hiệu quả là quan trọng. Bởi một số cá nhân vì trục lợi vẫn lén tìm mọi cách để bán “sim rác” hoặc bỏ qua các vi phạm, vô tình tiếp tay cho các đối tượng xấu thực hiện hành vi lừa đảo.
Đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra ngày càng sâu rộng ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt là hình thức giao dịch, thanh toán online..., thế nên công tác bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư cho khách hàng cần được quy định chặt chẽ hơn, nhằm ngăn chặn tình trạng lộ, lọt, đánh cắp, mua bán dữ liệu cá nhân cho các mục đích vi phạm pháp luật.
Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã có các quy định về bảo vệ dữ liệu người dùng trên các ứng dụng di động, mạng xã hội, cũng như xử phạt các công ty công nghệ, phần mềm, ứng dụng thu thập dữ liệu trái phép. Các cá nhân, tổ chức có quyền kiện tụng bồi thường khi bị thiệt hại.
Do đó, tại Việt Nam, ngoài các cơ quan công vụ hành chính, thuế, tổ chức tín dụng, nhà mạng viễn thông…, nhà nước cũng cần quy trách nhiệm rõ ràng của các tổ chức, doanh nghiệp như cửa hàng, siêu thị, bệnh viện, trường học, ứng dụng đặt hàng trực tuyến… nếu làm lộ lọt thông tin khách hàng.
Ngoài cần thêm các giải pháp mạnh tay từ nhà nước, bản thân người dùng phải thận trọng và nâng cao cảnh giác từ các cuộc gọi, tin nhắn, đường link và ứng dụng lạ; không dễ dãi, hám lợi trước những lời chào mời hấp dẫn.
Là cách để mỗi người không mắc bẫy trong “ma trận” lừa đảo của thời đại công nghệ số.
Trường hợp trừ hết điểm trong 1 năm, lái xe sẽ không được phép điều khiển phương tiện theo loại giấy phép đã đăng ký.
Mưa lũ, sạt lở đất, đặc biệt là lũ đất đá liên tiếp xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Tại sao lại có hiện tượng lũ kèm đất đá? Có những dấu hiệu nào để có thể nhận biết và phòng tránh thảm họa lũ đất đá ập đến bất ngờ?
Theo đại diện Cục CSGT, mức xử lý vi phạm nồng độ cồn và mũ bảo hiểm sẽ được giữ nguyên theo như nghị định 100 vì trong thời gian qua được người dân rất ủng hộ.
Giữa đêm khuya trên cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo, lái xe khách 16 chỗ vô tư trải chiếu ngủ trước đầu xe cho đến khi lực lượng chức năng đánh thức.
Hiện nay trên tuyến phố Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân (Hà Nội), xảy ra tình trạng xe ô tô đỗ dưới lòng đường gây cản trở giao thông, đặc biệt là gần khu vực ngã ba tuyến đường giao với đường Lê Trọng Tấn. VOV Giao thông sẽ trò chuyện với người dân tại khu vực để rõ hơn về tình trạng này.
Bảo tồn, trùng tu một di tích lịch sử, văn hóa nào đó là công việc rất bình thường và vẫn diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam. Việc bảo tồn mục đích kéo dài tuổi thọ của những di sản thế hệ trước để lại, cho các thế hệ sau có dịp chiêm ngưỡng, học hỏi…
TP Hà Nội quyết định thay đổi quy mô, dừng nhiều hoạt động trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do ảnh hưởng của cơn bão số 3, chỉ tổ chức những hoạt động thực sự cần thiết, bảo đảm tiết kiệm và an toàn giao thông, trật tự đô thị.