Cần quan tâm xử lý nước thải, chất thải y tế tại bệnh viện

Rác thải phát sinh tại các cơ sở y tế có tính chất đặc thù. Nếu không được thu gom, xử lý đảm bảo quy chuẩn sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường đất và có thể phát tán các mầm bệnh. Vì vậy, việc đầu tư hệ thống xử lý nước, rác thải cần được chú trọng nhiều hơn.

Tại Bệnh viện Phổi tỉnh Hậu Giang, hiện lò đốt rác thải y tế có công suất 250kg/ ngày nên chất thải rắn nguy hại được đốt, đảm bảo theo quy định, còn nước thải được thu gom, đưa vào hệ thống xử lý trước khi thải ra ngoài.

Còn tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Ngã Bảy hiện có 22 khoa, phòng, quy mô 450 giường. Bên cạnh nâng cao chất lượng chuyên môn thì việc xử lý rác, nước thải y tế vừa đảm bảo theo quy định vừa không ảnh hưởng đến môi trường và các hộ dân sống lân cận được đơn vị đặc biệt quan tâm.

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Văn Huân, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, thông tin: Rác thải sinh hoạt thuê công ty công trình đô thị xử lý rồi, chất thải y tế xử lý đốt. Đầu tư 2 giai đoạn, giai đoạn đầu từ năm 2013 sau này mới đầu tư thêm lò đốt rác nữa, hiện có 2 lò.

Ảnh nh họa

Không những các bệnh viện, trung tâm y tế được đầu tư hệ thống xử lý chất thải, mà ở các trạm y tế cũng được đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Đến cuối năm 2017, 100% trạm y tế trên địa bàn tỉnh đã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Song song với việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tỉnh Hậu Giang cũng triển khai xây dựng các lò đốt rác thải y tế tại các cơ sở y tế, đảm bảo theo đúng quy định.

Sở Y tế tỉnh Hậu Giang cho biết, thời gian qua Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm công tác bảo vệ môi trường và xử lý các chất thải y tế đúng theo các văn bản quy định của pháp luật. Hiện toàn tỉnh có 89 cơ sở y tế công lập, có phát

Trong đó có 5 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, thành phố và Trung 1 tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, 8 trung tâm y tế tuyến huyện,  thị xã, thành phố, 75 trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, xã, phường, thị trấn. Trong đó có 2.650 giường.

Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Phát Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Lượng nước thải bình quân 592 mét khối/ngày/đêm, lượng chất thải rắn y tế phát sinh bình quân hàng ngày rất lớn. Trong đó chất thải y tế khoảng 2,1 tấn/ngày/đêm và chất thải y tế nguy hại 0,46 tấn/ngày/đêm.

UBND tỉnh và Sở Y tế cũng quan tâm đầu tư hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải y tế và chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh.

Trong đó hệ thống xử lý nước thải y tế 83/89 đạt 93,26% và 19 lò đốt chất thải rắn nguy hại tại các bệnh viện, trung tâm y tế. Đảm bảo việc xử lý đạt theo quy định, trước khi thải ra môi trường.

Qua đó, xử lý triệt để lượng nước thải, chất thải rắn nguy hại phát sinh hàng ngày, từ đó đảm bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh rất tốt”.

Có thể thấy rằng, công tác xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã được thực hiện tốt. Qua đó, không để phát tán mầm bệnh và quan trọng hơn là hướng đến một Hậu Giang xanh, phát triển bền vững.