Buýt nhanh BTR hướng đến loại hình vận tải công cộng hiện đại

VOVGT - Tuyến buýt nhanh BTR 01 được đưa vào hoạt động hướng đến một loại hình phương tiện vận tải công cộng hiện đại, tiện lợi.

 

Dự án xe buýt nhanh BRT được coi là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới đường giao thông đô thị tại Hà Nội. Ngày 1/1/2017, tuyến buýt nhanh đầu tiên có lộ trình từ BX Yên Nghĩa – Kim Mã đã đi vào hoạt động thí điểm với nhiều phản hồi, đánh giá tích cực từ người dân.

Tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên tại Hà Nội có lộ trình từ: Bến xe Yên Nghĩa đi qua các tuyến đường Ba La – Quang Trung (Hà Đông) – Lê Trọng Tấn – Tố Hữu – Lê Văn Lương – Láng Hạ - Giảng Võ – Giang Văn Minh và kết thúc tại Kim Mã. Với tổng chiều dài quãng đường hơn 14 km, được bố trí 21 trạm chờ, nhiều trạm được nối với cầu vượt bộ hành tạo sự an toàn, tiện lợi cho hành khách lên, xuống xe. Trong giai đoạn đầu thí điểm, 24 xe buýt được đưa vào vận hành trên tuyến 01, tần suất từ 5 đến 15 phút/lượt. Thời gian xe mở cửa đón khách từ 5h sáng đến 22h đêm, với mức giá 7.000 đồng/lượt. Đặc biệt trong tháng thí điểm, hành khách được ễn phí hoàn toàn vé xe.

\

Buýt nhanh BRT được nhiều hành khách lựa chọn sử dụng

Anh Nguyễn Tiến Dũng – Nhân viên bán vé tại điểm nhà chờ Núi Trúc cho biết: “Có tiện lợi người ta mới đi, nếu không họ cũng chẳng đi. Sau nửa tháng thì lái xe đã xử lý chuẩn hơn, người dân bắt đầu quen dần. Các trang thiết bị ở đây trước mắt vẫn ổn định và đảm bảo, thuận tiện cho hành khách và rất an toàn. Vé ễn phí thì ai cũng có thể tham gia được, bỏ chút thời gian tham quan trên tuyến, tìm hiểu lộ trình, sau này thấy phù hợp thì mọi người sẽ bỏ tiền ra mua vé tháng hoặc vé lượt tùy theo nhu cầu”.

Xe buýt nhanh BRT có những đặc điểm riêng biệt so với những loại hình xe buýt thông thường như: có làn đường riêng giúp xe di chuyển nhanh hơn, đảm bảo BRT không bị chậm chuyến do ùn tắc giao thông; Thu vé ngay tại nhà chờ, thay vì trên xe buýt, loại bỏ được sự chậm trễ khi hành khách chờ đợi để trả tiền trên xe; Tại các nút giao thông, xe buýt nhanh BRT có tín hiệu giao thông ưu tiên.

Đặc biệt, so với xe buýt thường cứ 1-2 km phải rẽ phải để ghé vỉa hè đón khách, thì buýt nhanh BRT gần như không rời làn đường riêng. Xe buýt nhanh có 3 cửa, trong đó, một cửa đơn phía đầu xe bên phải và 2 cửa đôi ở giữa và đuôi xe bên trái (xe buýt thường 3 cửa đều nằm bên phải). Cửa xe và trạm chờ của buýt nhanh BRT được thiết kế cao bằng nhau, hành khách không phải lên xuống nguy hiểm, người ngồi xe lăn cũng dễ dàng ra vào xe.

Nói về sự khác biệt giữa xe buýt nhanh BRT và xe buýt thường, một số hành khách cho biết: “Đối với buýt BRT mình thấy khá là nhanh và văn nh hơn. Đặc biệt là mình thích cái nhà chờ, tránh được mưa gió và tránh được tệ nạn trộm cắp nhiều hơn”.

“Trước đi xe buýt kia nhà chờ phải lên xuống phức tạp hơn và đi xe buýt này thì rất tiện lợi và nhanh, nhất là các cụ già và người khuyết tận đi rất thuận tiện, trời mưa gió như này là không lo ảnh hưởng mưa nắng. Khi xuống xe có các điểm để đi sang đường rất thuận tiện, không bị ảnh hưởng giao thông”.

“Bà thấy quá rẻ, bây giờ chẳng có gì rẻ hơn giá xe buýt. Bà thấy thuận tiện, văn nh, lịch sự hơn, ít phút đã có một chuyến rồi chứ không như xe buýt thường. Những người phục vụ trên xe chỉ dẫn rất nhiệt tình, đến nơi đến chốn”.

“Có nhiều cái thuận tiện cho hành khách, chỉ tội là đã có làn đường riêng nhưng nhiều lúc người tham gia giao thông điều khiển phương tiện vẫn còn đi tranh vào làn đường của xe buýt nhanh”.

Chỉ trong 10 ngày thí điểm hoạt động, buýt nhanh BRT đã thực hiện được gần 3.400 lượt xe, vận chuyển trên 126.000 lượt khách; bình quân 37 khách/lượt; lượng khách tại các nhà chờ đạt 5.500 người/nhà chờ. Theo khảo sát của phóng viên, những ngày đầu buýt nhanh BTR đi vào hoạt động, hành khách cũng như tài xế còn nhiều bỡ ngỡ, tình hình giao thông cũng có nhiều xáo trộn.

Phóng viên lưu động Huyền Vân – Kênh VOV Giao thông Quốc gia, thường xuyên khảo sát trên lộ trình tuyến buýt nhanh BRT 01 khuyến cáo: “Những ngày đầu tiên xe buýt BRT đi vào hoạt động, tôi cũng có hành trình đi trên xe buýt và cũng thấy rằng tất cả các làn đường dành riêng cho xe buýt BRT các phương tiện vẫn đi vào phần đường này, làm cản trở giao thông, thực trạng ùn tắc giao thông cũng không tránh được. Tuy nhiên, cũng khuyến cáo với tất cả người dân không nên đi vào phần đường dành riêng cho xe buýt BRT”.

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, đến năm 2030 Thủ đô Hà Nội sẽ có 8 tuyến xe buýt nhanh BRT. Người dân cũng như ngành chức năng kỳ vọng với những ưu điểm và lợi ích của buýt nhanh sẽ góp phần thúc đẩy ngành vận tải hành khách công cộng Hà Nội tiến tới hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, dịch vụ. Đồng thời, hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông.