Bất chấp biến thể Omicron, Singapore vẫn đẩy mạnh 'hành lang đi lại vaccine'

Hiện dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp khi biến chủng mới Omicron đã được ghi nhận tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, Singapore vẫn đang tích cực triển khai “hành lang đi lại vaccine” suốt thời gian qua và đã đạt đ

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Ảnh nh họa: Kevin Lim

Sau gần 2 năm đóng cửa, ngày 29/11, Singapore và Malaysia đã chính thức mở lại biên giới chung - một trong những biên giới trên bộ nhộn nhịp nhất thế giới. Cụ thể, những du khách đã hoàn tất việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ có thể đi lại giữa sân bay quốc tế Changi của Singapore và sân bay quốc tế Kuala Lumpur của Malaysia thông qua hành lang đi lại vaccine.

Cũng theo thỏa thuận này, mỗi ngày tối đa 1.440 người từ mỗi nước có thể đi qua biên giới Singapore và Malaysia nếu họ có quốc tịch, tư cách thường trú hoặc thị thực dài hạn tại nước đến mà không cần phải cách ly. Hành khách phải có chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trước khi khởi hành. Malaysia còn yêu cầu hành khách phải xét nghiệm nhanh kháng nguyên ART khi nhập cảnh. Singapore cũng đưa ra yêu cầu tương tự do lo ngại biến thể mới Ocron.

Ghi nhận ngay trong ngày đầu mở cửa trở lại biên giới, đã có khoảng 1.300 người di chuyển từ Singapore tới Malaysia. Dù có một số người bị chậm lịch do vướng mắc thủ tục giấy tờ, nhưng nhìn chung mọi việc vẫn nằm trong tầm kiểm soát của cơ quan chức năng.

Ông Tong Weijie, phó chỉ huy chiến dịch, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Singapore cho biết: “Ghi nhận trong những ngày qua, hầu hết người dân dễ dàng tham gia hành lang đi lại vaccine mà không gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình để có điều chỉnh kịp thời, cũng như cố gắng cải thiện trải nghiệm đi lại của người dân”. 

Bên cạnh Malaysia, hành lang đi lại vaccine giữa Singapore và Indonesia cũng được triển khai từ đầu tháng 12 này. Hãng hàng không Garuda của Indonesia bắt đầu thực hiện 6 chuyến bay mỗi tuần giữa Jakarta và Singapore. Tương tự như các hành lang vaccine khác, du khách Indonesia đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 có thể đến Singapore mà không phải cách ly.

Cũng tương tự với hành lang tại Malaysia, du khách Indonesia cũng phải thực hiện thêm các xét nghiệm nhanh kháng nguyên (ART) vào ngày thứ ba và ngày thứ bảy kể từ khi nhập cảnh Singapore, thay vì chỉ cần xét nghiệm PCR như trước. Việc này có thể tốn thêm chi phí cho các du khách, nhưng yếu tố an toàn cần được đặt lên hàng đầu.

Bà Tania Yanfen, một người dân Singapore đang sinh sống và làm việc tại Jakarta, Indonesia chia sẻ: “Việc đầu tiên mà tôi nghĩ đến khi có hành lang vaccine, đó là cuối cùng tôi cũng có thể gặp lại cha mẹ mình. Dịch COVID-19 đã khiến tôi từng nghĩ rằng liệu tôi có còn cơ hội được gặp lại gia đình hay không. Rất may là hiện giờ tôi có thể gặp cha mẹ mà không phải lo nghĩ quá nhiều”.

Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, không phải ai cũng có tinh thần lạc quan như vậy. Diễn biến ngày một phức tạp của biến thể Ocron đã khiến một số quốc gia có những động thái cẩn trọng hơn. 

Mới đây, Hàn Quốc đã ra thông báo về việc bắt buộc cách ly 10 ngày với tất cả khách du lịch đến quốc gia này bất kể tình trạng tiêm chủng. Nhưng khách du lịch thuộc hành lang vaccine Singapore – Hàn Quốc sẽ được ễn khỏi quy định này. Trẻ em từ 6 tuổi trở lên chưa được tiêm phòng vẫn có thể nhập cảnh vào Hàn Quốc những sẽ phải cách ly 10 ngày cho dù có thuộc hành lang vaccine. Trẻ dưới 6 tuổi sẽ được ễn kiểm dịch.

Mặc dù đã dành sự ưu ái cho hành lang đi lại vaccine, nhưng trước những diễn biến phức tạp của biến thể Ocron, một số người đã quyết định hủy kế hoạch đi lại của mình trước dịp lễ Giáng Sinh sắp tới. Ông Ong Hanjie, giám đốc một công ty lữ hành cho biết: “Nhiều người đã tỏ ra rất thất vọng khi quyết định hủy chuyến dù họ không thực sự muốn vậy, họ vẫn muốn được tận hưởng kỳ nghỉ đã mong chờ từ lâu. Dù hiện tại tình hình vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng tôi hy vọng biến thể Ocron này sẽ không làm gián đoan ngành du lịch thêm nữa”.

Còn tại Việt Nam, mới đây Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa gửi công văn tới Văn phòng Chính phủ kiến nghị giải pháp khôi phục khai thác hàng không quốc tế. Nội dung văn bản cho hay tất cả các hãng hàng không, doanh nghiệp khai thác sân bay đều kiến nghị nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với các nước.

Ngoài ra, đại diện các bộ như Y tế, Ngoại giao, Công an, Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng bày tỏ quan điểm thống nhất chủ trương và sự cần thiết khôi phục khai thác hàng không quốc tế để phù hợp với chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả với dịch COVID-19.

Đồng tình với quan điểm này PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng mở lại đường bay quốc tế với các quốc gia chưa phát hiện biến chủng mới Ocron kết hợp quản lý, giám sát du khách bằng ứng dụng công nghệ, bởi mở lại đường bay quốc tế thường lệ lúc này là vô cùng cấp thiết, vừa giúp đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, vừa thúc đẩy khôi phục du lịch quốc tế và kinh tế.