Bạo lực trên Internet: Cần làm gì để ngăn trẻ em tiếp cận?

Theo số liệu của Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số, gần 36,5% trẻ em đã phải trải nghiệm các thông tin, hình ảnh liên quan đến bạo lực trên Internet; hơn 13% tiếp xúc không mong muốn với các tài liệu khiêu dâm.

Cùng với đó là các thông tin độc hại, lừa đảo trở thành nguy cơ tiềm ẩn, cạm bẫy khó nhận biết luôn rình rập các em trên không gian mạng. Cần làm gì để ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ cho các em khi hoạt động trên môi trường mạng?

Xung quanh vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

 

PV: Bà có bình luận gì về những nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bị lừa đảo khi tham gia trên môi trường mạng?

Bà Nguyễn Thị Nga: Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay thì việc trẻ em tham gia môi trường mạng cũng có rất nhiều cái lợi ích.

Tuy nhiên, khi trẻ em tham gia môi trường mạng thì các em có rất nhiều nguy cơ, có thể bị bắt nạt, bị lừa đảo, tiếp xúc với những thông tin, những hình ảnh, những nội dung không phù hợp với sự phát triển theo lứa tuổi.

Theo mức độ phát triển tâm sinh lý, thậm chí có những em sử dụng mạng internet quá nhiều, có thể bị nghiện Internet, bị nghiện game và có những trường hợp trẻ em bị lừa đảo thông qua môi trường mạng, hay bị lộ lọt, rò rỉ những thông tin cá nhân.

Có rất nhiều tác hại của Internet đối với trẻ em mà bạn nên biết (Ảnh nh họa:: Daily Mom)

PV: Đối diện với những nguy cơ đó, Cục Trẻ em đã có những giải pháp gì để ngăn ngừa?

Bà Nguyễn Thị Nga: Trung những năm vừa qua, Cục Trẻ em, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng như một số bộ, ngành tổ chức có liên quan cũng đã có rất nhiều giải pháp để triển khai nhiệm vụ và được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 830 ngày 1/6/2021, với 5 nhiệm vụ, giải pháp trong quyết định thì cũng rất là cụ thể đối với trách nhiệm của từng bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương.

Vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, đặc biệt là đối với việc các em bị lừa đảo tiếp xúc với những thông tin độc hại thì rất cần có sự chung tay để chúng ta cùng tham gia để triển khai trong thời gian tới.

Cục Trẻ em trong thời gian vừa qua đã quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, đặc biệt là chúng tôi đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 130 năm 2021. Tuy nhiên thì trong thời gian tới đây để làm cụ thể nhận diện các hành vi trẻ em bị bóc lột, bị xâm hại trên môi trường mạng.

Chúng tôi cũng đang triển khai xây dựng bộ thuật ngữ về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, cũng như nhận diện rõ những hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Nhóm giải pháp thứ hai là chúng ta rất cần quan tâm đến đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông và đặc biệt là công tác nâng cao năng lực, nhận thức không chỉ riêng cho trẻ em mà cho chính cha mẹ các em, cho thầy cô và đặc biệt là sự chung tay tham gia của các doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng: một là đưa ra cung cấp những sản phẩm nó phù hợp theo từng lứa tuổi từ với sự phát triển của trẻ em.

Thứ hai nữa là doanh nghiệp cũng chính là nơi mà chặn, lọc, gỡ bỏ những thông tin không phù hợp, những hình ảnh liên quan đến nội dung xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng. Lực lượng thứ ba nữa liên quan đến sự chung tay vào cuộc của các cơ quan truyền thông và các mạng xã hội.

Ngăn chặn những tác hại của Internet chính là bảo vệ trẻ em (Ảnh nh họa: iStock)

PV: Còn các dịch vụ hỗ trợ trẻ em thì sao?

Bà Nguyễn Thị Nga: Chúng ta cũng phải tiếp tục củng cố và phát triển dịch vụ để hỗ trợ cho trẻ em và cho gia đình là nạn nhân của vụ bóc lột, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Tuyên truyền để các em cũng như gia đình là không im lặng mà phải lên tiếng thông tin thông báo tới các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền, để kịp thời xử lý đối tượng xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Đồng thời cũng kịp thời hỗ trợ nhưng sang chấn những tổn thương mà các em gặp phải khi các em bị xâm hại.

PV: Xin cảm ơn bà!