Áp lực tăng giá điện cận kề: Lộ trình và mức tăng thế nào?

Áp lực chi phí tăng mạnh khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề xuất tăng giá điện. Dù chưa tiết lộ mức đề xuất tăng cụ thể nhưng đại diện bộ Công thương cho biết, việc điều chỉnh giá điện đang được xem xét.

Điện là hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và hoạt động sản xuất - kinh doanh. Vậy mức tăng thế nào là hợp lý và lộ trình tăng ra sao để tránh tác động ngược tới nền kinh tế và nhận được sự đồng thuận của người dân?

Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với chuyên gia Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh về nội dung này.

PV: Thưa ông, vì sao chúng ta đứng trước áp lực phải tăng giá điện?

Ông Hà Đăng Sơn: Trong những năm qua, Chính phủ đã có nỗ lực lớn đảm bảo ổn định xã hội, ổn định giá điện, hơn 4 năm qua, biểu giá điện không thay đổi.

Nhưng trong năm 2022 vừa rồi, giá nhiên liệu trên thế giới tăng cao, các nhiên liệu phải mua vào để vận hành hệ thống các nhà máy điện đều tăng khiến chi phí đầu vào biến động quá lớn mà giá đầu ra vẫn giữ cố định khiến thị trường điện năng bị ảnh hưởng, EVN thiếu khả năng chi trả cho các dự án điện, nguy cơ thiếu điện sẽ xảy ra..

Ảnh nh họa: Hà Nội mới

PV: Vậy, việc tăng giá điện sẽ có tác động nhiều chiều ra sao?

Ông Hà Đăng Sơn: Các ngành nghề trong nền kinh tế sẽ chịu những tác động khác nhau, ví dụ như dệt may sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều và những ngành thâm dụng về mặt năng lượng như thép, xi măng thì tác động rất mạnh.

Nhìn lại cơ cấu giá đối với những ngành đó, như xi măng, chi phí điện năng không chiếm quá 10% trong tổng chi phí giá thành sản phẩm nên nếu chúng ta nhân mức tăng giá điện với 10% thì mức tăng không quá lớn; còn ngành luyện, cán thép dùng nhiều điện thì bản thân họ có nhà máy điện và tự phát điện nên mức độ ảnh hưởng không lớn như chúng ta lo sợ.

Nếu có một đánh giá tổng thể về tất cả các ngành của cơ quan chức năng và các viện nghiên cứu thì có thể đưa ra được con số rành mạch hơn nhưng tôi nghĩ rằng tác động sẽ ở mức tăng 1-2% CPI.

PV: Vâng, về phương án và lộ trình tăng giá điện, theo ông thế nào là phù hợp?

Ông Hà Đăng Sơn: Những chi phí mua điện, chi phí nhiên liệu là rành mạch và tường nh và phụ thuộc vào thế giới thì cái lỗ từ những cái này của EVN là lỗ thật là hoàn toàn có thể hiểu được.

Do đó bắt buộc phải động thái ngay bởi để lâu nó sẽ trở thành rủi ro với ngành điện và thiếu điện thì vấn đề phục hồi kinh tế và duy trì tăng trưởng trong năm 2023 sẽ khó khăn do vấn đề lỗ nhiều quá mà không cung ứng đủ điện theo yêu cầu cho phát triển kinh tế.

Do đó, Chính phủ sẽ có động thái điều chỉnh giá điện trong năm nay, còn lộ trình sẽ phải có những cân nhắc, tính toán để tránh những tác động mạnh đến nền kinh tế.

Chúng ta phải có những con số cụ thể, nhưng con số này có thể đã có rồi nhưng cần thống kê lại các nhóm ngành nào thâm dụng điện năng nhiều và đóng góp GDP là bao nhiêu, chúng ta cần đánh giá cụ thể từng ngành để biết là điều chỉnh giá điện ở ngưỡng bao nhiêu thì có ảnh hưởng như thế nào.

Với các hộ gia đình, Chính phủ có cơ chế, chính sách về mặt giá điện để đảm bảo những người sử dụng ít dưới 200 số điện không bị ảnh hưởng nhiều.

PV: Xin cảm ơn ông!